Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

THƠ:GIẤY CHỨNG NHẬN ....CON NGƯỜI.

Lê thị Hoài niệm chuyển thành thơ từ một câu chuyện kể, đăng trên internet mà không tìm thấy tên tác giả.

Trên đoàn tàu có tên “Thống Nhất”
Xuyên miền Trung ra Bắc ưu tiên
Hành khách tìm chỗ chưa yên
Cô soát vé mắt láo liên. Môi hồng.

Đứng trước người đàn ông lớn tuổi,
Mặt đăm đăm, trụi lủi: vé đâu?
Ông lục túi xách hồi lâu
Run run, sợ hãi, lo âu ….mất rồi.

Cô soát vé liên hồi quát tháo:
Đã dặn rồi cầm vé trên tay
Hễ kiểm soát đến đưa ngay
Mất thời gian lắm, ông này, rõ chưa!”

Dấu tấm vé đã mua từ trước
Tay run run, không muốn đưa ra
Thoáng nhìn cô soát vé la:
Ông đã người lớn, vé là..trẻ em?”

Ông lớn tuổi hom hem lí nhí:
Tôi phế nhân nên chẳng nhiều tiền
Trẻ em, tàn tật ưu tiên
Nên tôi mua nó cảm phiền nhé cô!”

Cô soát vé nhìn vô chăm bẳm
Khắp thân người thê thảm, giọng khinh:
Hãy đem cái giấy chứng minh
Rằng ông tàn tật ra trình, rõ không!”

“Làm sao có! miệng ông lắp bắp:
Khi tôi mua không giấy chứng minh
Dù cô bán vé bảo trình,
Trẻ em mua thế chắc mình được đi.”

Cô soát vé lầm lì gằn giọng:
Người bày trò cho giống phế nhân?”
Đây này….còn nửa bàn chân
Cô vẫn quay mặt chẳng cần cảm thông.

Tôi đã bảo rằng ông phải có
Sổ chứng minh dấu đỏ đóng vô
Của hội tàn tật cấp cho
Cái đó mới đúng giấy tờ chứng minh!”

Ông trưởng tàu thình lình xuất hiện
Cũng bảo đưa quyển sổ ra trình
Ông già nhìn xuống chân mình
Thuật lại câu chuyện bịnh tình trước sau.

Nhưng khổ nỗi trưởng tàu cũng quyết:
Duyệt giấy tờ chớ chẳng xem người
Mau mau lấy đủ tiền tươi
Mua cho đủ vé của người lớn thôi!”

Người tàn tật coi mòi đau khổ
Lục khắp người, túi đổ ra moi
Năm mươi ngàn, có nhiêu thôi
Tiền đâu mua đủ vé người lớn đây?

Ông cầu khẩn trưởng tàu, soát vé
Họ lạnh lùng mắt chẳng ghé qua
Ông ta bỗng bật khóc òa
Rằng ông nghèo lắm xin tha phen này!

Ông kể lại cái ngày thảm hại
Nửa bàn chân bị máy cắt đôi
Ông không làm được nữa rồi
Sinh hoạt khốn khổ, cuộc đời thảm thương!

Muốn thăm lại quê hương ngoài đó
Nhưng vé tàu không có tiền mua
Vé này của đồng hương lo
Quí ngài thông cảm xét cho đi nhờ!

Tên trưởng tàu cứng đờ cương quyết
Tôi nói không! ông điếc? rõ chưa?”
Ông già ngồi ịch khóc, thưa:
Tiền tôi không đủ, xin đưa việc làm?”

Cô soát vé tham lam góp tiếng:
Hãy đưa ông lên trước toa tàu
Xúc than! Nghĩa vụ làm mau”
Nghe qua có lý, trưởng tàu….gật lia.

Ông khách ngồi bên kia đứng dậy
Nỗi bất bình nhìn thấy đôi co,
Ông hỏi trưởng tàu thật to:
Đàn ông có phải!”xin cho chứng từ?

Tên trưởng tàu bị người vặn hỏi
Hơi ngỡ ngàng nhưng đối đáp lanh:
Tôi Đàn ông! đứng rành rành
Cớ sao ông hỏi loanh quanh làm gì?

Là đàn ông? Sao tôi nghi quá!
Có giấy tờ …phường xã chứng minh?
Nếu muốn chứng nhận được mình
Đàn ông đích thị hãy trình giấy ra!”

Tên trưởng tàu nghe qua tím mặt
Giận run người long mắt xoay đầu
Hành khách trên cả toa tàu
Cùng cười ha hả: giấy đâu trình làng?

Hắn cố gượng nghênh ngang chống nạnh:
Tôi thế này, rất mạnh…đàn ông!”
“Chúng tôi xem giấy chính tông
Xem người sao biết, nếu không…giấy tờ?”

Tên trưởng tàu cứng đờ lắp bắp
Cố tìm lời đối đáp cho qua
Bỗng cô soát vé nhào ra:
Tôi đây chắc chắn đàn bà, nói đi!

Ánh mắt nhìn khinh khi ngoảnh lại:
Chắc cô đây không phải là người?”
Cô ta giận đỏ con ngươi:
Không là người? chắc đười ươi hiện hình?

Ông khách vẫn nghinh nghinh, ranh mãnh:
Nếu là người có giấy chứng minh.
Nếu không chứng nhận được mình
Từ nay xin chớ vô tình, khắt khe!”

Đám hành khách lắng nghe cười ngất
Hai người đi lật đật, lầm bầm
Ông già lau mắt ướt đầm
Cảm ơn người đã giúp ông an toàn

Trong cuộc sống vô vàn khốn khó
Nếu làm người chớ có vô tâm
Một lời nóí, nỗi cảm thông
Mưu cầu HẠNH PHÚC chắc không khó tìm…
Hn.

Internet:
Trên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. Cô nói cộc lốc:
“Soát vé!”
Người đàn ông vội vàng lục khắp người từ trên xuống dưới một hồi lâu với vẻ mặt lo lắng. Cô soát vé bực tức quát:
“Đã dặn là cầm sẵn vé để soát cho nhanh rồi. Ông làm mất nhiều thời gian của tôi quá rồi đó.”
Cuối cùng ông cũng tìm thấy vé, nhưng đôi tay cứ run run không muốn đưa ra. Cô soát vé liếc nhìn rồi lại lớn tiếng:
“Ðây là vé trẻ em.”
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bừng mặt, lí nhí nói:
“Tôi là người tàn tật. Vì vé trẻ em bằng giá vé người tàn tật nên tôi đã mua nó.”
Cô nhìn người đàn ông với ánh mắt soi xét hồi lâu rồi hỏi:
“Anh là người tàn tật sao? Yêu cầu anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.”
Người đàn ông có vẻ căng thẳng, ông lắp bắp:
“Tôi… không có giấy tờ. Lúc tôi đi mua vé, cô bán vé cũng bảo tôi phải đưa giấy chứng nhận tàn tật. Tôi không biết phải làm thế nào nên đã mua vé trẻ em.”
Cô soát vé gằn mặt xuống :
“Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được ông là người tàn tật?”
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, ông lặng lẽ cúi xuống vén ống quần lên: ông chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn với vẻ mặt lạnh lùng rồi nói tiếp:
“Cái tôi cần xem là chứng từ, tức là quyển sổ có in chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, đóng con dấu đỏ của Hội người tàn tật, chứ không phải thứ này.”

Ông Trưởng tàu xuất hiện cũng lên tiếng: 
“Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người”.
Mắt đỏ hoe, ông run run chỉ cho vị trưởng tàu bàn chân của mình và thuật lại câu chuyện một lần nữa. Vị trưởng tàu trầm ngâm hồi lâu rồi nói: “Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật thì mới là người tàn tật. Phải có giấy này mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Ông hãy mau mau mua vé bổ sung.”
Người đàn ông bỗng thẫn thờ, ông lục khắp lượt các túi trên người và hành lý gom góp tiền rồi cẩn thận đếm từng tờ. Tất cả chỉ có vẻn vẹn hơn 50 ngàn đồng, không đủ mua vé bổ sung. Ông đưa mắt nhìn vị trưởng tàu và cô gái, vẻ mặt họ vẫn lạnh như băng. Ông bật khóc: “Sau khi bàn chân bị máy cán đứt một nửa, tôi không đi làm được nữa. Không có tiền, ngay cả về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng là do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm. Xin ông hãy mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.”
Trưởng tàu vẫn kiên quyết nói: “Không được.” Người đàn ông bất lực ngồi phục xuống, những giọt nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt nhăn nheo rám nắng, người ông rung lên theo những tiếng nấc tức tưởi, mếu máo nói: “Tôi thực sự không còn cách nào nữa. Tiền cũng không đủ. Bây giờ ông muốn tôi làm gì cũng được.”
Thừa dịp đó, cô soát vé nói:
“Hay là bắt ông ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.”
Nghĩ một lát, trưởng tàu gật đầu đồng ý:
“Cũng được.”
Ông lão ngồi đối diện đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện, cảm thấy vô cùng bất bình. Ông đứng lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
“Anh có phải đàn ông không?”
Vị trưởng tàu tỏ ra khó hiểu, hỏi lại:
“Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?”
“Anh hãy trả lời đi. Anh có phải đàn ông hay không?” Ông lão kiên quyết.
“Ðương nhiên tôi là đàn ông rồi.”
“Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh hãy đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem.”
Mọi người chung quanh cười rộ lên. Người trưởng tàu thẫn mặt, giận đến tía tai, nói lớn:
Một người đàn ông cao lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là giả?”
Ông lão lắc đầu, ôn tồn nói :
Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người. Nếu anh có giấy chứng nhận đàn ông thì là đàn ông, không có thì không phải.”
Vị trưởng tàu cứng lưỡi không biết ứng phó ra sao. Ông ta cứ lắp bắp mãi không nói nên được câu nào. Thấy vậy, cô soát vé vội đứng ra giải vây, cô nói với ông lão:
Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì thì ông cứ nói với tôi.”
Ông lão thành chỉ thẳng vào mặt cô ta:
“Cô hoàn toàn không phải người!”
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành rồi hét lên:
“Tôi yêu cầu ông ăn nói tử tế một chút. Tôi không là người thì là gì?”
Ông lão vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh và nói:
“Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận làm người của cô ra xem nào.”


Mọi người lại cười ầm lên một lần nữa. Cô soát vé và trưởng tàu đỏ mặt không nói được lời nào, quay lưng đi thẳng. Người đàn ông cúi xuống, lau vội những giọt nước mắt đang đầm đìa trên khuôn mặt.
Cuộc sống hiện đại có quá nhiều bộn bề, lo toan, khiến tâm hồn con người trở nên cằn cỗi. Họ ít lắng nghe và dành nhiều thời gian để yêu cầu người khác. Họ ít đồng cảm và dành nhiều quan tâm cho những nguyên tắc khô khan, cứng nhắc. Để bảo vệ chính mình và những lợi ích cá nhân, nhiều người không ngại ngùng làm tổn thương người khác, họ hoàn toàn trở nên ích kỷ một cách khó chấp nhận. Thế nhưng, nếu cứ tiếp tục như vậy, cuộc đời còn điều gì là ý nghĩa? Chẳng phải chúng ta sống là tìm kiếm hạnh phúc sao? Với một trái tim vô cảm, liệu có thể tìm thấy được nó chăng?

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

thơ vui phóng tác: CHÓ ĐẢNG


Anh chủ quán họTừ tên Đảng
Chuyên làm nghề bán quán mưu sinh
Quán anh thuộc loại trung bình
Chuyên bán thịt chó nơi đình làng xưa

Quán của Anh tên là “ Chó Đảng!”
Gây xốn xang chướng mắt Công an
Bữa kia cả bọn …cơ quan
Thị trường, quản lý bắt ngang lên “đồn”

Chúng hạch sách về tên cái quán
Cớ làm sao “Chó Đảng” lấy tên?
Có khối bảng hiệu làm nền
Ý gì hãy báo lẹ lên, trả lời!

Anh chủ quán ngẩng đầu rành rọt:
Dạ thưa quan! chữ Đảng tên tôi
Chuyên bán thịt chó lâu rồi
Đặt tên “Chó Đảng” vậy thôi, hợp thời!

Tên Công an coi mòi khó chịu
Lệnh ban ra phải đổi tên ngay
Cái tên “chó Đảng” từ đây
Không được xử dụng bỏ ngay, rõ nào!

Anh chủ quán ngọt ngào xuống nước
Em đổi tên chó Đảng hôm nay
Ra thành “Đảng chó” cũng hay
Ngoài hai tên đó em đây không màng.

Tên công an hỏi anh chủ quán
‘Anh kinh doanh các loại chó gì?”
Thưa anh: chỉ hai loại này
Một là Trung quốc, hai là Việt nam.

Thế làm sao mà anh phân biệt
Biết con nào Trung quốc? Việt nam?
Trung quốc chỏ mõm sủa khan
Cứ nhè đám chó Việt Nam cắn càn.

Chó Việt nam thật là quá nản
Cứ trong bầy cắn xé lẫn nhau
Cướp vào thì chúng rút đầu
Tranh ăn là giỏi gâu gâu suốt ngày.

Nhưng thưa anh chúng cùng một loại
Ấy là vì chúng thích .. ăn phân
Phân người, phân thú, phân xanh…
Chúng đều thích hết trình anh…tỏ tường!

Tên công an xung thiêng nộ khí
Phường nhân dân anh phải lên trình
“Chó Đảng” bảng hiệu bất minh
Thêm tội giết chó thân tình người ta!

Anh thịt chó rề rà năn nỉ:
Oan cho em! “Chó Đảng” khai rồi
Em chỉ bán thịt chó thôi
Những loại dơ bẩn sinh sôi rất nhiều

Chúng bất trung với người nuôi dưỡng
Thú tính đòi chủ cũng…cắn luôn
Chúng chuyên ăn bẩn, cúi luồn
Nên em…thịt chúng! …ngăn đường vậy thôi!
???
Hoài Niệm

Câu chuyện về anh chủ quán thịt chó. Anh ta tên là Đảng, bảng hiệu quán là "Chó Đảng".Một hôm có đoàn liên ngành công an, quản lý thị trường đến kiểm tra, hạch sách vì cái bảng hiệu ... .....
Anh công an hỏi: Tại sao anh lại đặt cái tên bảng hiệu như vậy ? Anh có ý gì? 
Anh bán thịt chó trả lời: Thưa, tôi tên là Đảng, làm nghề thịt chó thì tôi đặt tên là "Chó Đảng"cho dễ nhớ ạ. Anh công an nói: Yêu cầu anh đổi ngay lại cái tên bảng hiệu này.
Anh thịt chó nói: Thưa anh, em xin đổi từ "Chó Đảng" thành "Đảng Chó" còn em không đổi tên gì khác đâu, bởi đổi tên khác thì không còn đúng ạ. 
Anh công an hỏi tiếp:
-Thế ở đây anh kinh doanh những loại chó gì ? 
Anh thịt chó nói:
-Thưa anh, ở đây nhà em chỉ kinh doanh hai loại chó thôi, chó Trung quốc và chó Việt Nam ạ. 
Anh công an lại hỏi :
- Hừm, thế làm thế nào để phân biệt được đâu là chó Việt Nam, đâu là chó Trung Quốc ? 
Anh thịt chó trả lời:
- Dạ, chó Trung Quốc thì nó toàn chõ mõm ra ngoài sủa bậy, nó chuyên sủa và cắn chó Việt Nam, còn chó VN thì nó chỉ biết cắn nhau trong đàn, con nọ cắn con kia, trộm cướp vào nhà thì nó im re chẳng thấy sủa hay cắn gì cả, chỉ giỏi tranh giành nhau ăn, nhưng đặc điểm chung của cả 2 loài là hay ăn phân người anh ạ. 
- Bây giờ chúng tôi mời anh về phường bởi nội dung cái bảng hiệu và tội kinh doanh thịt loài vật thân thiết, gần gũi với con người ! 
Anh thịt chó năn nỉ:
- Ôi, oan cho em lắm ạ, cái bảng thì em giải thích rồi ạ, còn 2 loài chó này chúng không hề trung thành đâu nhé, chủ chúng nuôi mà chúng toàn quay lại cắn chủ, hơn nữa, loài này hiện nay sinh sôi nẩy nở đông lắm, ở thành thịt bớt đi anh ạ.
!!!!!! https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/fa5/1.5/16/1f642.png:) https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/fa5/1.5/16/1f642.png:) 
- sưu tầm trong internet.


Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

MERRY CHRISTMAS AND HAPPY NEW YEAR 2018

Thân chúc tất cả quí Bà con,quí ACE đều vui vẻ, hạnh phúc trong mùa Giáng sinh và năm mới tràn đầy niềm tin mới với sức khỏe dồi dào, tâm hồn thanh thản.
hn

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

NGUYỄN HUỆ TRƯỜNG TÔI của Lê thị Hoài Niệm.trình bày hợp ca

Thơ về Phú Yên (Lê thị Hoài Niệm)


Có ai về lại Phú Yên
Cho tôi nhắn với người thương đôi lời
Nhớ chi nhớ dữ vậy trời?
Ước gì được gặp lại người ở Boston !

Hình như có lắm bạn thân
Góp vui hội ngộ ân cần hằng năm  
Kính Thầy Cô, Bạn. Quan tâm
Áo dài trình diễn thêm phần thăng hoa: 
1-
Nhớ xưa qua phố Tuy hòa
Ngang Trần hưng Đạo thướt tha bóng hồng
Em mặc áo luạ trắng ngần
 Gió trưa thổi nhẹ nắng nồng bay đi

2-
Chừng em tuổi độ Xuân thì
Nữ sinh trung học nhu mì dễ thương
Áo dài khép nép hiên trường
Trông sao xinh  quá vấn vương ..bạn hiền

3-
Giữa trưa bóng nắng nghiêng nghiêng
Nửa soi đường vắng nửa viền áo hoa
Tóc mây theo gió lòa xòa
Gót hồng nhẹ bước cho tà áo bay

4-
Tan trường xuống phố chiều nay
Áo dài em mặc rạng ngời nét xuân
Cho ai ngưỡng mộ, ngập ngừng
Muốn đi nhưng cứ nửa chừng ngó lui

5-
Chưa xa sao mãi ngậm ngùi
Vấn vương tà áo của người trong mơ
Áo dài em kết bằng tơ
Màu tim tím nhẹ nên thơ hữu tình

6-
Về thăm  “Hoa vàng cỏ xanh”
Áo thêu điểm xuyết vài cành hoa tươi
Tô thêm nét đẹp với đời
Để người góp nhặt muôn lời thơ khen.

7-
Chừng như phố biển đẹp thêm
Bởi em áo mỏng lụa mềm thướt tha
Điệu đàng khẽ bước chân qua
 Cho người lính trận xuýt xoa, ngẩn người

8-
Dù em chỉ hé môi cười
Mây trời đứng lại, gió lười bay xa
Áo em xinh cả rừng hoa
Lung linh sắc thắm mượt mà khó quên.

9-
Chiều vàng ganh tị áo em
Hoàng mơ lóng lánh tô thêm nét người

Ai kia cứ chúm chím cười
Vun bồi tình đẹp cho đời nên thơ

10-
Hè về phượng nở đầy hoa
Em về qua phố cho tà  áo bay
“Nẫu”  nhìn say đắm ngất ngây
Bạo gan Nẫu hỏi: Áo này tặng qua?

11-
Mai hồng nắng trải xa xa
Gió lay lay nhẹ theo tà áo xinh
Dẫu em đơn lẻ… một mình
Phố vui vẫn cứ cười tình quanh em

12-
Ngày đó anh đứng lặng xem
Cổng trường rộng mở lối mòn em qua   
Áo dài guốc nhọn vui ca
Như chim sáo nhỏ chưa sa vào lồng.

13-
Nắng Tuy hòa vẫn xanh trong
Cao thêm Tháp nhạn mênh mông Đà rằng
Áo em lụa mỏng hoa văn
Cho mây theo gió thôi giăng Chóp chài

14-
Nam sinh đất Phú mơ chi
Bước đi bên cạnh xuân thì áo hoa?
Dẫu không “cá lặn, chim sa”
Dáng em vẫn đẹp trong tà áo bay.

15-
Nhớ ai rồi vẫn mong ngày
 Cơ duyên gặp lại đong đầy nét xưa
Áo dài vẫn mối duyên đưa
Cho người năm cũ tình ..vừa vấn vương

16-
Người về hội ngộ liên trường
Từng tràng tay vỗ chào mừng vui thay
Bởi em tha thướt trang đài
Tôn vinh nét đẹp Áo Dài Việt Nam!




Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

ĐẠI HỘI TÁM của CỰU HỌC SINH LIÊN TRƯỜNG PHÚ YÊN TẠI BOSTON



Chúng tôi từ giã thành phố Boston trong buổi xế trưa trời se se lạnh, mây giăng giăng mù chừng như lưu luyến bước chân đi. Người rời Boston mang theo nhiều kỷ niệm đẹp về đại hội CHSLT Phú Yên lần thứ TÁM.

Xin Chân thành cảm ơn Ban Tổ chức đã bỏ quá nhiều công sức để đưa Đại hội đến thành công tuyệt vời. Ngoài hai người đồng Trưởng ban Tổ chức là anh Võ Thái Sắc và Vũ Trần, còn có các anh chị Tuyết Hương, Hương bảo Phan, Thọ Lê, Hòa Trần, Bác sĩ Phong (Benjamin Trương), Đạm Lê, với anh Đặng Ngọc Hiến ở địa phương, còn có một người  rất quan trọng đó là chị Mai Phương, phu nhân của anh trưởng ban VTS, đã là nhịp cầu nối của tất cả CHS ở khắp nơì, và là người đã có nhiều đóng góp đáng kể cho đại hội, nhưng rất tiếc đến ngày Đại hội chị đang bị bệnh nên phải nằm nhà chữa trị…Tất cả các anh chị đã hết sức hết lòng lo lắng thật chu đáo cho quí Thầy Cô và cựu học sinh về tham dự thật đông đảo.




Tuy là lần đầu tiên đến thành phố này vào buổi tối, nhưng chúng tôi không bỡ ngỡ khi có chiếc shuttle  đón về khách sạn, nơi “tập trung” Cựu HSLTPY về tham dự đại hội. Vẫn những tiếng reo vui chào hỏi dù ..lạ hay đã quen, ngay cả các anh trong ban tổ chức cũng làm “dàn chào” đón anh chị em, quí hoá quá. Rộn ràng và rộn ràng lắm lắm, tất cả đều háo hức tham dự “Duck tour” ngày hôm sau nên phải về nghỉ sớm..

Ngồi trên chiếc xe vừa chạy trên bờ chung quanh những con đường thành phố, vừa nghe “tour guy” giới thiệu sơ sơ về thành phố cũng thấy thích rồi, nhưng thích nhất là khi chiếc xe từ từ chạy xuống con dốc nhỏ và …nổi trên mặt nước trong xanh. Thật thú vị khi xe chạy bon bon trên mặt nước cả tiếng đồng hồ để cho người ngồi trên xe xem phong cảnh xung quanh và hưởng làn gió hiu hiu một sớm mai không nhiều nắng.

Mọi người về lo chuẩn bị quần áo đẹp để xe đưa đến nhà hàng tham dự Tiền đại hội.
Phải công nhân khu phố Tàu ở Boston đông và…kẹt xe quá cỡ. Xe ngừng trên đường lớn và mọi người nối đuôi nhau đi vào nhà hàng với áo quần thật đẹp, khiến cho một số người bán quán bên đường nhìn ngạc nhiên và một cô gái chận tôi lại, hỏi: họ đi đâu đông và đẹp vậy cô? Đi dự tiệc có khác.

Các cô mặc áo dài đồng phục đẹp quá. Áo dài này do một “mạnh thường quân (H.A.)tặng cho đại hội đến những ba mươi cái. Những tà áo thướt tha, sặc sỡ đã làm nên cho buổi tiền đại hội thêm phần lung linh, khởi sắc. Chỉ tiếc rằng hội trường nhỏ quá nên không đủ sân khấu cho ban văn nghệ phô diễn tài năng. Hai người giới thiệu chương trình thật sinh động là anh Thọ Lê và cô.., ái nữ của giáo sư Nguyễn Văn Hàng dạy Nguyễn Huệ. Cô MC nóí chuyện rất lưu loát và thật có duyên, quí Giáo sư được trang trọng giới thiệu, các học sinh từng miền cũng được trình làng. Ca sĩ Phú Yên thì có thừa những giọng hát  hay nên buổi tiền đại hội đi qua nhanh. Đến phần dạ vũ thì đa số ra về. Nhưng vì xe đưa đón có giờ, nên nhóm người ra trước gồm cả quí Thầy Cô, đều đứng hai bên đường làm…dàn chào trong màn sương lạnh, nhưng vui quá vì tán chuyện…tào lao, lại chụp hình chớp ảnh đủ kiểu, cười nói râm ran (nhưng chắc không ồn ào quá độ…giống người Tàu dù đứng giữa phố Tàu?)

Sáng Chủ nhật, sau khi ăn sáng ở khách sạn, đa số CHS chuẩn bị đến nhà Anh chị Đặng Ngọc Hiến để dự bữa ăn trưa do anh chị mời. Phải bái phục tinh thần và sức làm việc của anh chị. Gần trăm con người ta…già trẻ, vậy mà anh chị đã chuẩn bị thật chu đáo lều trại, chỗ ngồi, thức ăn đầy dẫy lại ngon không thua gì nhà hàng. Phục lăn chị Xuân đó anh Hiến ơi!(nơi nhà anh chị Hiến, tôi có dịp gặp lại người bạn cùng một lớp sư phạm QN của 47 năm về trước, cảm ơn anh chị nhiều.)

Đêm đại hội được tổ chức tại một nhà hàng rất đẹp, nghe đâu có sự góp sức chọn lựa của người địa phương nên biết rõ…đường đi nước bước, khi ban tổ chức về đây để chọn chỗ hồi tháng tư/18. Phòng hội khang trang, rộng rãi, đẹp đẽ, nên BTC tha hồ…trang trí nhiều banner đẹp mắt, chào mừng CHS về tham dự. Ôi thôi bà con chụp hình hàng ngàn kiểu chứ không phải có trăm đâu.

Chương trình bắt đầu rất đúng gìờ. Trên sân khấu là cả một…rừng áo dài rực rỡ của cựu nữ sinh PY, sáng cả hội trường. Chị Ca sĩ Thanh Vân thật tuyệt vời trong bài quốc ca Hoa kỳ và cả hội trường cùng đồng thanh trong bài quốc ca VNCH. Trang nghiêm và cảm động khi anh MC Thọ Lê tiếp tục “ một phút mặc niệm… dành cho những Thầy Cô và cựu HSLT PY đã nằm xuống…”

Anh đồng trưởng ban Tổ chức Võ Thái Sắc thật …oai phong và tự tin khi tuyên bố lý do khai mạc đại hội. Phải thật tự tin, năng nổ và có tài anh mới đảm nhận tổ chức đến ba kỳ đại hội (năm kỳ kia gồm có: anh Đặng duy Nhượng kỳ Một và Hai, Lê Phan Tuyết kỳ Ba, Christ Phan kỳ Bốn, Lê Chí Hiếu kỳ Bảy). Ban tổ chức trình diện trên sân khấu mà sao…ít người quá: Anh Vũ Trần (người hiền lành dễ mến), chị Tuyết Hương (lanh lợi, tài ba, dễ thương, duyên dáng), anh Thọ Lê, anh Benjamin Trương, anh Hòa Trần, Hương bảo Phan (xinh xắn, nhỏ nhẹ, sốt sắng, nhiệt tình, )…và thêm sự góp sức của anh Hiến lúc sau. Có ngần ấy người mà họ đã làm nên một Đại hội thật qui mô đông đảo.

Trong số những Giáo sư tham dự, ngoài Thầy Nguyễn Đức Giang đến từ Đan Mạch, Thầy Hiệu Trưởng  luôn luôn đứng cạnh học trò cũ trong bất cứ lần đại hội nào, còn có Thầy Nguyễn Văn Hàng lần thứ hai tham dự. Có Thầy Chiêu từ VN sang, Thầy Phạm Xuân Cầu mới dọn về Boston (Thầy rất có tình với học trò, đến giờ cuối Thầy vẫn ở khách sạn đễ tiễn học trò lên xe về lại nhà. Thật cảm động trước tình cảm của Thầy dành cho học trò cũ) Thầy Ngô Càng Phương, Thầy Hạnh…Quí Thầy Cô nhận quà từ ban tổ chức trong niềm vui kỷ niệm Thầy Trò hội ngộ.

Chương trình Văn nghệ thật vô cùng phong phú. Trước tiên cho phép người viết…khen ngợi cựu học sinh Phú yên rất đa tài. Ba MC Thọ Lê, Trần Hoàng Thân, Kim Khuê đã dẫn chương trình thật khéo léo, linh động và lịch sự. Mở màn là bài hát “Nguyễn Huệ trường tôi” của Lê Thị Hoài Niệm (Lê Phan Tuyết)&Kiên Thanh được cả một ban “hợp xướng” có cả Thầy Hiệu trưởng và cựu học sinh Nguyễn Huệ…già mà hát cũng tới bến dù chưa một lần…tập dợt chung nhau. Tiết mục “Không quân hành khúc”do anh Đặng Ngọc Hiến và các bạn đã làm cho sân khấu bừng lên khi những chàng phi công không còn…trẻ đứng cạnh những người đẹp mặc áo dài xanh của tuổi mười ba vào khoảng...nửa thế kỷ trước, với ca sĩ Kim Loan cũng góp giọng hát trong này, nhưng hay vẫn là hay. Tiết mục “Ngày xưa Hoàng thị” dễ thương quá chừng chừng. Ôi thời áo trắng học trò vẫn còn hiện diện nơi đây khi Lan Hương làm đạo diễn cho các bạn khoá 76 trình diễn với giọng hát ngọt ngào điêu luyện của Kim Khuê.

ban hợp ca Nguyễn Huệ trường tôi của Lê thị Hoài Niệm.
Hồng An và Tố Anh, hai người đẹp đã bỏ quá nhiều thời gian và sức lực để đạo diễn và tập dợt cho hai tiết mục “phát-sân-sô”(Fashion show) thật công phu. Mười sáu ngưởi đẹp trong tà aó dài thướt tha đủ màu đủ sắc trình diễn trước quan khách theo lời thơ của LTHN, thật sinh động và hấp dẫn, khiến mọi người vỗ tay tán thưởng không dứt. Ngoài tà áo dài VN, còn có y phục thế giới nữa. Từ Ấn độ, Đại Hàn, Nhật Bản, Ý đại lợi, tới Hồng Kông, Ma cao, Thái Lan gì đều có cả, các người mẫu “chuyên nghiệp” vừa múa vừa hát “bài hát truyền thống” của…đất nước mình khiến cả hội trường cười vui hết biết. (dù không được tập dợt chung nhau, nhưng các cô người mẫu cũng đã cố gắng rất nhiều, nếu chưa  được… nhịp nhàng chắc chẳng ai chê trách ?)

Các bạn trường Đức Trí cũng có màn trình diễn thật vui nhộn, thân tình.
Có cả múa, hoạt cảnh, những bài đơn ca thật hay, với những giọng hát điêu luyện, truyền cảm của Kim Loan, Kim Khuê, Bảo Nguyễn…và nhiều CHSLTPY làm nên đêm đại hội kỳ thứ Tám tại Boston thành công vượt bực.

Cứ như là …tuyển chọn tổ chức …Olympic, khi Ban tổ chức kỳ đại hội Tám trao “cúp luân lưu” cho Kỳ ĐẠI HỘI CHÍN (9). Hai anh Đạm Lê và Bảo Nguyễn đã hăng hái nhận lãnh chức trưởng ban Tổ chức kỳ ĐẠI HỘI CHÍN CHSLTPY sẽ được tổ chức vào tháng MƯỜI năm 2019 tại LAS VEGAS. Nhìn hình ảnh anh Đạm cầm cái cúp thật đẹp đứng trên sân khấu, lại còn giơ cao lên cho mọi người nhìn cho rõ, khiến các Anh ở bên dưới “cầm lòng không đậu” cũng tình nguyện lên sân khấu nhận lãnh tổ chức những kỳ đại hội kế tiếp như Anh Phú Nguyễn tại Austin, anh Trần Hoàng Thân tại San Jose, hai anh bạn tận bên nước Úc, anh bạn tại Minisota, Hoài Võ ở Florida… (Đêm gặp Thầy Nhạc tại Montreal, Thầy nói với chúng tôi rằng Thầy cũng muốn tổ chức một lần ở tại Montreal, và các bạn Phú, Thân, Tiên…đều mong muốn Thầy tổ chức và họ sẽ bay sang trước để góp sức với Thầy)

Ngày thứ hai đi tour thành phố với bốn chiếc xe bus dài, xe chúng tôi đi do Anh tài xế là một người Việt nam nên giới thiệu thắng cảnh Boston rất rõ ràng. Từ khu vực thương mại của người VN, đến các trường đại học danh tiếng trong thành phố, chúng tôi cũng được cơ hội….sờ đôi giày bóng lưởng của ông viện trưởng trường đại học danh tiếng Harward, đi trong khuôn viên trường mà chạnh lòng nghĩ đến trường đại học lớn nhất của VN bên kia bờ Thái bình Dương xa thẳm sao mà…thê thảm……

Chiều về mưa lạnh bay bay nên mọi người lười biếng xuống xe đến khi vào tiệm Tàu ăn tối rồi về lại khách sạn.

Đêm rồi cũng tàn để mọi người về nghỉ chuẩn bị cho ngày hôm sau “đôi ngả chia ly”. Không như ngày xưa tổ tiên Lạc Long quân và Âu Cơ chia tay nhau nên đàn con  cũng phải chia lìa hai ngả, nửa lên núi nửa xuống biển. Mà tại vì một số ACE không chịu nổi cảnh ..lênh đênh trên sóng nước, ngại cho…cá ăn chè, nên Ban Tổ chức phải…tổ chức một chuyến đi đường bộ. Lúc ban đầu định đi về hướng New York, các thành phố lân cận, cuối cùng về DC và ..tan hàng ở đó, cá nhân chúng tôi đã “làm liều lãnh đạn”. Nhưng cuối cùng, được tin nhóm bạn học khóa 76 của Đỗ Trọng Tiên đi về hướng Canada, thế là Ban tổ chức …chuyển hướng, tất cả đi theo hướng Canada cùng các bạn ấy, và Đỗ trọng Tiên sẽ làm…leader cho cả nhóm. Tôi “bán cái” được nên mừng húm dù chẳng có đồng nào…!.

Và chuyện đi theo hai ngả rẽ tâm tình đã được bạn Thiên Trúc “tường thuật “ thật đầy đủ trong vài ngày qua, và sẽ còn dài dài vô cùng hấp dẫn…mời bà con đón xem.

Lời cuối Xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức kỳ đại hội tám tại Boston đã cho chúng tôi có những ngày vui đáng nhớ.

Lê phan Tuyết.9/2018