Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Lê thi Hoài Niệm Ra mắt tuyển tập truyện ngắn




Lê Thị Hoài Niệm Ra mắt Tuyển tập truyện ngắn
VÉN MÂY TÌM LẠI NỬA VẦNG TRĂNG

Phóng viên Xây Dựng

Thời tiết của Houston trong những ngày đầu tháng 8 hình như đã mát mẻ đôi phần trong đêm sinh hoạt văn học tại vũ trường CBC, vì tuyển tập truyện ngắn “Vén Mây Tìm Lại Nửa vầng Trăng” của nhà văn Lê thị Hoài Niệmlong trọng trình làng. Trăng tháng 8 không thấy xu61t hiện trên bầu trời , vì đêm thứ sáu 1 tháng 8 cũng là ngày mồng một tháng 7 âm lịch, nhưng các “ngôi sao ca nhạc” của Houston hầu như tập trung tại đây, để cùng góp tay làm sinh động ngày đứa con tinh thần của nhà văn Lê thị Hoài Niệm ra mắt đọc giả.
Trong thiệp mời là 8 giờ khai mạc, nhưng buổi ra mắt tác giả và tác phẩm của nhà van đất Nha thành đã mở đầu lúc 9 giờ 15 tối với lời chào mừng ngắn gọn của Trưởng ban Tổ chức(Nhạc sĩ Hoàng Cầm) và phần điều hợp dí dỏm của MC Nguyễn văn Năm, là khuôn mặt quen thuộc của các giáo xứ và cộng đồng. Có vào khoảng 200 người hiện diện trong giờ khai mạc, đa số là thân hữu của Tác giả và một vài cơ quan truyền thong trong vùng. Ban Tổ chức chu đáo lo cho phần tiệc trà với các thức ăn nhẹ trong thời gian quan khách thưởng các tiết mục văn nghệ xen kẽ các phần phát biểu ngắn, gọncủa các than hữu.
Lê thị Hoài Niệnm là bút hiệu của bà Lê Phan Tuyết, là thành viên cốt cán của hội đồng hương ái hữu Nha trang –Khánh hoà. Người ta biết Lê phan Tuyết với tài điều hợp chương trình lưu loát, với cách đọc số loto truyền thống của dân Nha trang trong những ngày mừng xuân của hội, nhưng ít người biết về tài viết văn của bà, mãi cho đến khi “Vén Mây Tìm Lại Nửa Vầng Trăng”trình làng. Thật sự, bút hiệu quen thuộc này đã hiện diện trên đặc san Nha trang Khánh Hòa, đã có lần xuất hiện trên báo xây dựng từ hơn hai mươi năm về trước.
Lê Phan Tuyết tức nhà văn Lê thị Hoài Niệm, là cựu học sinhtrường Nguyễn Huệ (Tuy Hoà), cựu học sinh Võ tánh (nha trang –Khánh hoà), là cựu giáo sinh Sư Phạm Qui Nhơn. Bà hiện định cư tại thành phố Houston cùng chồng (KQ Lê văn Lắm, cựu pilot Trực thăng) và hai cô con gái. Một trong hai cô là Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ.
Tham dự phần giới thiệu “than thế của Tác giả” có: Kỹ sư Lý Cương quyết, nhà văn Tam Thanh, tức Bác sĩ Nguyễn tam Thanh (Tác giả hai tác phẩm Đốc Hà, Đồng Thuyền), nhà văn Tuý Hà , Giáo sư Đàm quang Hưng, KQ Lê văn Lắm (Phu quân của Bà)…, nhưng rất tiếc không ai đi sâu vào phần giới thiệu “tác phẩm” gồm 17 đoản văn, là nội dung trong tuyển tập Truyện ngắn “Vén Mây Tìm Lại Nửa Vầng Trăng”.
Khách chỉ được nghe các vị phát biểu có nội dung đại khái như sau: nhà văn Lê thị Hoài Niệm tên thật là Lê Phan Tuyết gốc Nha trang (Khánh hoà) xuất sắc trong việc nấu ăn , may vá trồng cây, hoạt bát trong tài hát về loto…Có người còn đi sâu vào trong việc mổ xẻ tựa sách( GS tơán Đàm quang Hưng), tại sao tác giả lại dung chữ Vén mây, rồi so sánh Bà với Đại thi hào Nguyễn Du trong một trích đoạn của tác phẩm Kim Vân Kiều!!!Trừ nhà văn Túy Hà có lướt qua đôi chút về tập truyện, ngoài ra các phát biểu khác đều ngắn gọn than thế tác giả và ví von về tựa đề của cuốn sách.
Lướt qua tập sách trước giờ khai mạc, chúng tôi thấy trong tuyển tập này có 17 đoản văn, tác giả đã dung đoản văn thứ 8, để làm đề tựa cho cuốn sách. Nội dung kể lại mối tình của một Nữ giáo sinh với môt phi công VNCH với nhiều trắc trở. Ch amẹ cô gái không thuận cho cô lấy chồng lính chiến, chàng xin thuyên chuyển về miền nam. Bạn bè của nàng true chọc: “Chàng đang lướt gió tung mây tận miền Nam, thì mày lén vén mây mà đi tìm, coi chừng có nhiều tiên cô thừa cơ hội quơ cây phất trần cuốn lấy chànglúc nào không biết…(trang 140)
Rồi xảy ra biến chuyển tháng tư đen, cô giáo trẻ gặp nhiều cay đắng, nhưng cô luôn cầu nguyện chàng phi công kia được thoát ra khỏi nước, không bị đi học tập cải tạo để bị Cộng sản trả đòn thù. Sau đó cô giáo lưu lạc đến Chicago(Hoa kỳ)và đọan kết của đỏan văn này như sau: “Trời đã chuyển gió đến giúp tôi vén lệch những áng mây, cho tôi tìm thấy lại nửa vầng trăng thất lạc năm nào. Cảm ơn Trời cao đã không nỡ phụ kẻ có lòng.”
Thật sự đó là câu chuyện tình đôn hậu đã xảy ra trong đời của Lê thị Hoài Niệm, được dàn trải trong đoản văn dài 15 trang với kết cuộc thật vuông tròn.
Như lời tác giả trình bày, tác phẩm này là đứa con mà bà “thai nghén” suốt 25 năm, nay mới trình làng. Sách dày trên 200 trang, ghi lại cảm nghĩ riêng tư về những phần đời đã trôi qua của tuổi học trò (Vô duyên đối diện) tung tăng với bạn bè trong một khung cảnh đất nước Việt nam trong thời chinh chiến. Thành phố Nha trang là nơi tập trung nhiều quân trường Không quân, Hải quân, Đồng đế, Trung tâm huấn luyện Dục Mỹ..v..vlà cái lò đào tạo, rèn luyện các thanh niên trẻ tuổi Việt nam thành những người lính, để bảo vệ đất nước trong thời tao loạn. Do vậy có nhiều cuộc tình xảy ra với những người con gái đất Nha thành. Kế tiếp tác giả kể lại những kỷ niệm về cuộc đời khi đang là nữ giáo sinh ở trường Sư phạm Qui nhơn. Câu chuyện nói về hiện tại của cô con gái nay là một Sĩ quan hải quân của Quân lực Hoa kỳ( Nói với Laura trong thời gian phục vụ tại USS GUNSTONE HALL), tâm sự đau buồn của người em trai đã quá vãng (Giọt lệ cuối cùng), chuyện vui buồn của đại gia đình trước năm 1975 (Nhà tôi) (Chuyện từ căn nhà ngói đỏ).
Tác giả có lối hành văn đơn sơ, mộc mạc, kể lạ chuyện mình ,chuyện người với văn phong giản dị và như tác giả đã viết trong mục “Thay lời tựa:..
“Những hàng chữ trên trang giấy trắng, chỉ là sự gợi nhớ từ chuỗi dài tâm tư , tình cảm của chính người viết , và cuộc soiống rầt đời thường củqa những người chung quanh. Mong rằng sau khi trang sách khép lại, nỗi buồn sẽ chẳng vương mang và nụ cười sẽ nở trên môi người đọc.”
Quả đúng như lời Lê thị Hoài Niệm xác định trong trang đầu, dù là truyện vui hay truyện buồn, ta cũng đều thấy sự yêu đời, yêu người của tác giả sau khi trang sách khép lại. Với tác giả, những chuyện được kể lại, chỉ là sự hoài niệm của một quá khứ và người ta phải đứng lên, tiến bước trong cuộc sống với sự lạc quan.
Mười giờ ba mươi, tác giả lên sân khấu, cảm ơn toàn thể mọi người tham dự và gây ngạc nhiên cho cử toạ, khi bà tuyên bố tặng một ngàn đô la, để giúp cho các Thương pphế Binh Quân lực VNCH. Số tiền này được trao ngay cho bà Nguyễn thị Thanh, tức Vân Thanh, chủ nhân Thiểm hưng sandwich (downtown Houston), người thường đóng góp văn nghệ với các hội đoàn quân đội. Tác giả nói rằng, được biết Vân Thanh lâu nay, thường âm thầm quyên góp bạn bè, đích than trao tặng cho qnh em thương phế binh ở quê nhàtrong mỗi chuyến về thăm gia đình. Bà Vân Thanh cảm động nghẹn ngào khi nhận chi phiếu gửi trao. Cả hai phự nữ này thường sinh hoạt gắn bó trong hội đồng hương Nha trang –khánh hoà từ mấy năm nay.
Tiết mục thứ hai của chương trình là phần dạ vũ do ban nhạc CBC phụ trách với các ca sĩ địa phương. CBC có ban nhạc hay với các tay đàn điêu luyện., âm thanh tuyệt hảo, vì vậy các thân hữu và quan khách đã có một đêm vui cuối tuần với các giọng ca: Ngô Cương, Phương Nga, Nguyễn Văn Năm, Kim Loan, Thuỵ Mai, Quốc Việt, nguyễn Tuấn Chương..
Chúc mừng nhà văn Lê thị Hoài Niệm và trân trọng giới thiệu đọc giả xây dựng: Tuyển tập truyện ngắn “Vén mây Tìm Lại nửa Vầng trăng” dày trên 200trang, giá bán 12 đô la. địa chỉ liên lạc:lethihoainiem@yahoo.com, hoặc điện thoại (281)933-6076

Không có nhận xét nào: