Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

MƯA XUA NẮNG HẠN

Nắng reo đùa mãi bao ngày
Nghe như trong nắng cơn say mỏi mòn
Nắng rơi trên những chồi non
Héo hon xác lá cuộn tròn mầm xanh

Buồn thương nhìn hoa héo cành

Thoảng nghe trong gió mong manh mưa về
Chiều trôi, gió thổi nặng nề
Không gian xoay động bốn bề mưa qua

Hạt mưa bong bóng vỡ òa
Trôi theo dòng nước ngân nga nhạc tình
Trong mưa gió chẳng đứng nhìn
Đùa qua đẩy lại uốn mình khóm hoa

Mưa rơi ngỡ giọt lệ nhoà
Mưa xua nắng hạn sao ta không cùng
Mảnh tình duyên thả lưng chừng
Tìm đâu sợi chỉ tơ hồng nối duyên?

Thời gian quên mặt người thương
Gieo chi nỗi nhớ nửa đường chia đôi
Trăng rơi nửa mảnh cho đời
Nhớ thương rồi cũng đôi nơi bụi mờ


Mưa ơi! Mưa chớ hững hờ
Rót vào vạt nắng đang chờ mưa qua
Ví dầu như cuộc tình ta
Quen nhau ngày ấy có là...hư không????!



Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

TTKH....PHÓNG TÁC

 

















Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về đem vứt ...lá diêu bông
Không còn chịu cảnh mè nheo nữa
Tình nợ thôi mang, nhẹ cả lòng

Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về tập hát bản nhạc "không"
Không còn yêu nữa, không yêu nữa
Thoái mái còn hơn chim sổ lồng

Nếu biết rằng em đã có chồng
Từ nay anh khỏi tới bến sông
Thuyền em tách bến về đâu đó
Anh chẳng cần đưa, khoẻ vô cùng

Nếu biết rằng em đã có chồng
Anh về chạy bộ ...Ma-ra-tông
Lỡ ai có rượt, anh dông lẹ
Khỏi kiện, khỏi thưa, đỡ mích lòng.





Lê thị Hoài Niệm

THƠ : ANH VẪN LÀ ANH



Anh vẫn là Anh như thuở nào
Dù rằng đã mấy chục năm sau
Từ Anh giã biệt đời bay bổng
Bởi bão Bắc phương, bão tràn vào

Ngày đó bên Anh, em tự hào
Đời Anh gắn bó với trời cao
Áo bay , nón ca-lô đội lệch
Oai dũng, hiên ngang biết dường nào

Thoáng nghĩ đời như giấc chiêm bao
Trải lòng thương nhớ, nỗi xuyến xao
Không gian , Tổ quốc xa nghìn dặm
Níu lại thời gian có được nào.

Níu lại thời gian? chỉ chiêm bao!
Tóc xanh giờ đã đượm muối tiêu
Dáng xưa còn lại đôi nét cũ
Anh vẫn là Anh! vẫn tự hào!.





Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

VANG MÃI BÊN TÔI NHỮNG TIẾNG CƯỜI

Từ buổi đi Orlando dự Họp Mặt Ninh Hoà_Dục Mỹ.

Khi tôi vào hãng máy bay để mua vé, là tôi đã có quyết định hẳn hòi, dù hơi chậm, bởi nghe theo lời "dụ dỗ" chí tình chí lý của người bạn tại Orlando. Thật ra, thông báo Đại hội Ninh Hoà-Dục Mỹ được anh Nguyễn Văn Thành, trưởng ban Tổ chức gửi đến từ lâu, nhưng tôi chỉ cười khi gặp nhau anh hỏi: đi tham dự sao không chịu trả lời cho biết?

 Tôi không dự định đi lúc ban đầu. Vì NH-DM đâu phải quê hương của tôi dù sinh quán hay trú quán. Tôi chỉ đến đó làm nghề gõ đầu trẻ chưa trọn một năm. Những chiếc xe đò cà rịch cà tang chở đủ loại khách từ Nha trang-Ninh Hoà, hằng ngày vẫn ưu tiên dành cho cô giáo một chỗ ngồi ngay ghế trước, dù cô giáo chỉ phải trả …nửa tiền. Phố Ninh Hoà tôi chỉ có dịp ghé ngang, mấy tiệm nem nổi tiếng bên kia cầu sông Dinh, tôi cũng không là khách hàng thường xuyên của họ. Nhưng tiệm “chè chuối…ngon ơi là ngon”  trên con đường làng, lối về trường T/H Phong Ấp vẫn dành một chỗ thường xuyên cho cô giáo, có bữa thêm mấy cô chú học trò nhỏ theo cùng, thỉnh thoảng có vài chiếc Honda đèo theo những người Lính, những người sẽ …trả tiền cho những bữa ăn dù nhiều hay ít cho cả đám người có mặt.

Mới đây, có một lần tôi đi ngang con đường cũ, nhưng không còn thấy cái quán Cà-phê mang độc nhất một tên: Cà-phê HẠ! Hồi đó không hiểu sao tôi thương  tên Hạ vô cùng. Cái tên nghe sao hiền hoà, dù có phảng phất cảnh chia ly của lứa tuổi học trò, lại có vẻ nhún nhường nhưng chắc là không hèn yếu.

Dù chưa bao giờ bước chân qua khỏi ngưỡng cửa của quán cà phê, nhưng những thân tình từ những người Lính, những khi họ từ Dục Mỹ xuống, vào đó ngồi chờ chiếc xe đò đỗ xịch bên đường cho một người bước xuống. Từ đó, quán cà phê như có sợi dây ràng buộc gì đó đến trong tôi. Tôi thương Ninh Hoà qua những hình ảnh đó, cũng như căn nhà của “ông Nội”, Cha chồng của cô tôi, "ông Thầy Ba", nơi có khu vườn rất rộng với rất nhiều cây cảnh lẫn cây ăn trái, nhưng tôi thích nhất cây hoa Ngọc Lan có tàn rộng bằng căn nhà ngói đúc, lúc nào hoa cũng nở trắng cây, mùi thơm ngát mũi, mà thỉnh thoảng tôi vẫn hái để ép vào trang vở cho thơm mỗi khi phải vào đó trú ngụ qua đêm, nếu buổi tan trường về muộn, không còn xe trở lại thành phố Nha Trang....


Hai vợ chồng người bạn ( chưa biết mặt) đón tôi ở phi trường Orlando vào lúc chạng vạng của một ngày tháng sáu, và đem về nhà cho …ở nhờ mấy hôm, dù không có chút dây mơ rễ má gì với Ninh hoà-Dục Mỹ. Bạn cười và bảo với tôi như thế, nhưng bạn quá sốt sắng với các anh chị em ở xa về. Lý do đơn giản vì chúng tôi sinh hoạt với nhau trên cùng một trang mạng ảo: hội VNTD, người đẹp của Đà lạt thuở nào: Tuyết Nga.

Sự xuất hiện hơi trễ của chúng tôi ở nhà anh chị Vinh Hồ-Thủy Tiên, có làm cho một số thực khách thân hữu ngạc nhiên(?) Tuyết Nga thì mọi người cũng đã biết, nhưng tôi thì, cứ cho như mình có chút văn chương chữ nghiã trao đổi với nhau trên diễn đàn, nên từ lâu “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”, hôm nay là ....mạng thật chứ không còn ảo nữa.


“Sao đến dự đại hội mà không báo cho ai biết hết, đến một cách đột ngột..?” Một câu hỏi rất thông thường từ những anh chị em trong ban tổ chức lẫn gia chủ- một người mà từ lâu tôi vẫn nhận: Người bà con, có một chút giao tình từ những ngày xa lắm ở Nha trang, anh vinh Hồ là em họ của Chồng cô Bảy tôi, mỗi lần vào Nha trang thi cử đều trú ngụ nhà Cô, chúng tôi có lần gặp và quen biết.

Đến đột ngột mới vui! nhất là anh bạn tên Sanh có bút danh NXV, một “ nhân tài xuất chúng” của xứ Vạn Ninh dưới mắt của tôi, cứ thắc mắc: sao nói không đi mà lại đi? Ừ thì nói làm chi! dù trước đó tôi vẫn hay đùa để "dụ" anh đi sang Mỹ: "Ước gì có chuyến đò ngang, Để người bên ...Úc chèo sang bên này?"

Và dù rằng chúng tôi vẫn thường xuyên trao đổi thơ văn, còn nhờ "Sư phụ" hướng dẫn cho cách làm thơ đường, thơ mật gì mà không ngọt tí nào, khó dàn mây, nhiều khi phải suy nghĩ thật lâu để tìm lời đối cho chỉnh, không như thơ thẩn thông thường, muốn viết xuống là ra chữ, còn hay-dở lại là chuyện khác. Không trả lời bởi tôi rất ngại khi tên mình được viết lên đâu đó cho nhiều người đọc thấy. Dù biết rằng với những người ở xa xôi về tham dự, ban tổ chức có ưu ái …rao lên cho mọi người cùng biết, để, biết đâu kêu gọi thêm được một số bà con, bằng hữu, vì thấy có người quen, ham vui mà đến gặp. Nhưng tôi chẳng có mấy người quen ở xứ Ninh Hoà này, ngoại trừ chị Phan Kiều Oanh, mà chúng tôi đã liên lạc rồi.


Buổi tiệc nhà anh chị Vinh Hồ đông vui quá, có đủ đàn ca tân nhạc, vọng cổ bài chòi, mỗi người một nét hay riêng. Với tài …anh-xi(MC) duyên dáng, có khi hơi trịnh trọng của Vinh Hồ, mọi người phải.....xướng tên và có khi phải nêu thành tích! Một bàn tiệc với công khó của chủ nhà, chị Thủy Tiên đã phải nghỉ cả...tuần lễ để chuẩn bị cho một đêm vui, đủ biết công phu và ngon lành tới cỡ nào, thêm món gỏi của Tuyết Nga, làm đặc biệt dành cho NXV thưởng thức (nhưng chúng tôi vẫn ăn ké như thường), một lối giới thiệu độc đáo về tài nghệ nấu ăn.


Anh Cung Đàn, một “nghệ danh” của NXV, lại trổ tài đánh đàn cho bà con cất giọng hát, từ Thanh Sơn đến Phi Ròm , anh Đích, …..v…v.., nhưng chính anh lại được mọi người “yêu cầu” nhiều nhất, người đâu mà hát vọng cổ y hệt danh ca...Út Trà Ôn, nếu so sánh chàng Ngô trưởng Tiến, với người em Đình Thành là Minh Phụng với Thanh Tuấn. Đêm càng khuya, tiếng đàn càng réo rắt, khiến một người, nghe nói từ lâu nay mang một nỗi buồn khó khuây, vậy mà cũng vui vẻ cất lên giọng hát, một làn hơi truyền cảm, thiết tha: anh Đỗ Xuân Hùng. Và bạn Tuyết Nga cười vui vì được Cung Đàn hát tặng bản nhạc Đà Lạt sương mờ, chỉ có người trong cuộc mới “thấm thía” đuợc lời nhạc lời thơ mà say mê, thích thú. Nghệ sĩ Cung đàn sâu sắc đến thế là cùng! Lại những cánh hoa …ny lông nhà anh chị Vinh Hồ được những khán giả đem lên tặng cho người trình diễn. Cười vui quên mệt.

Nghe thấy người ta hát hay mà giật thót mình, sợ bị nêu đích danh, mà mình thì không có tài cán chi để “đem chuông đi đánh xứ người” một kiểu nói đùa cho những người xa về tham dự đại hội. Nhưng ….chạy trời không khỏi nắng! biết có từ chối thì cũng không ra khỏi chỗ được an toàn, bèn xin phép hát chơi mục …bài chòi xứ nẫu!.. không ngờ lạ tai, nên được bà con vỗ tay tán thưởng, điểm khuyến khích dành cho mầm non dzăn nghệ chưa lên mà là gốc tre già trong đời sống.


Đêm vui, vui thật, có quá nhiều tiếng cười, giọng nói góp vui, nhưng rồi cũng phải tan để ngày hôm sau chúng tôi còn phải đi thăm Disneyland, dưới sự sắp xếp và hướng dẫn của Thổ địa Tuyết Nga, và cái mục khỏi mua …vé là khoái quá chừng chừng (?) Tuyết Nga, người bạn quí đã lo sẵn cho chúng tôi, không phải mình ên ai mà đến những sáu người. Tuyết Nga vạn tuế!!! Có lẽ cũng có công khó của NXV (?). Vì chỉ có NXV ở tận xứ Úc xa xôi, lần đầu tiên mới đến nơi này, nên bạn bè phải lo thật chu toàn, để người còn …trở lại lần nữa? Nhờ vậy, chúng tôi được hưởng lây ân huệ không chừng.















Phái đoàn có hơn chục. Có anh chị Nguyễn Văn Thành, cháu Kim Loan, Thầy Cô Lê văn Ngô, cô Phi ròm ( mà có thấy ròm gì lắm đâu), anh chị Nguyên Chất(?). Cái mục này khỏi phải lên khuôn đỡ kéo dài …ký sự, vì có Thầy Lê Văn Ngô và NXV tả chân quá sức rồi. Chỉ tiếc rằng, người “hư tim, nghẽn mạch” như tôi, không thể xem trò nhào lộn trên không, nên đành nhắm mắt toạ thiền, hít lấy không khí để thở,  chờ cho qua cơn khốn khó, nhẹ người. . 

Nhưng đi chưa trọn nửa trưa thì quí Thầy Cô, anh chị đã ra về, để buổi chiều còn dự buổi họp bầu hội trưởng cho NH-DM, bỏ ba chúng tôi…bơ vơ ở lại đi xem show, mà quí anh chị sau đó, có cả anh Văn Hùng Đốc, đã đề 4 câu thơ:  một người đi với hai người!.... (và mấy hôm  sau đó,  thi sĩ Vinh Hồ còn kiêm luôn …nhạc sĩ, đã phổ bốn câu thơ thành bài nhạc, hát thật hay trong đêm hội ngộ do anh chị Song Hồ khoản đãi tại nhà hàng Lạc Việt).


Ngày qua nhanh và chân cũng đã mỏi, mặc dù tiết mục cuối cùng, chúng tôi đã thoải mái ngồi xem họ biểu diễn nhiều hình tượng trên nước thật tuyệt vời. Đường về đêm se lạnh, không biết bạn Tuyết Nga có thấm lạnh vào người tí nào không mà lái xe lạc lối về, phải gọi điện thoại về hỏi anh Hùng, chồng chị, nguyên là sĩ quan chiến tranh chính trị của quân lực VNCH, một người cũng rất sẵn lòng với tất cả bạn bè của vợ, anh ngồi một nơi mà chỉ dẫn đường đi rất rành rọt, để chúng tôi khỏi lang thang …nửa đêm ngoài phố. Bụng đói, chân mỏi, nên khi về đến nhà bạn, bữa cơm với canh cá nhà bạn được NXV chiếu cố tận tình, khen ngon đáo để.

Khi TN đưa trả NXV về lại nhà anh Vinh Hồ, chúng tôi đã gặp anh Văn hùng Đốc, dù nghe đến tên anh ở mọi chỗ, mọi nơi, và có lần đã …thấy anh, nhưng chưa một lần gật đầu chào hỏi, vì ngại cái cảnh “chào hỏi người ta mà người ta không biết mình là …ai?” nhưng bữa nay không hỏi cũng biết rồi, thôi thì lại một màn chuyện vãn thân tình. Nhưng phải …hò hẹn lại đêm Đại hội sẽ gặp nhau.


“Một công ba bốn việc”.  Một câu nói khi người ta muốn sắp đặt một chuyện gì đó cùng một lúc cho tiện và lợi. Và tôi cũng lợi dụng để tính chuyện riêng mình. Phải tìm thăm chị Hoàng Yến và anh Tiến( LMST) khi nghe tin anh vừa vào bịnh viện mổ tim và đã về nhà.Từ Palmcoast, anh chị Tiến đổ đường lên Orlando để tham dự đại hội, và cũng là cơ hội để gặp gỡ những người xa chúng tôi như NXV, chàng Hai Lúa ( mà chẳng Lúa chút nào).

Những tiếng cười vui khi chúng tôi gặp nhau vào chiều hôm thứ bảy, khi anh Hùng, chồng chị Tuyết Nga làm tài xế, đưa dùm tôi đến nơi … hẹn, để sau đó chúng tôi cùng đi đến nơi dự đại hội. Nhưng tiếc quá, vì đường sá trở ngại, mà anh chị Hương, đôi bạn thân của anh chị Tiến, người quen đường biết lối đến đón dùm chúng tôi, đã bị kẹt xe trên đường, đành lỡ dịp xem một tiết mục hấp dẫn mở màn của chương trình: bài hát Quê tôi, nói về Ninh Hoà, lời thơ của anh Vinh Hồ và anh LMST phổ nhạc, với mấy mươi anh chị em Ninh hoà trình diễn mở đầu chương trình đêm hội ngộ!  Tiếc thay!

Dù thế nào đi nữa, đi trễ là một thiệt thòi. Chúng tôi vào đến nơi  chỉ kịp nhìn thấy mấy chị ngồi ở bàn tiếp tân và mấy anh chạy lăng xăng đưa khách vào bàn. Ban Tổ chức đã ưu ái dành cho chúng tôi vô bàn ngồi, vị trí quá đẹp. Nhìn chung quanh chẳng thấy mấy người quen, nhìn lên sân khấu thấy một người trông phốp pháp đang đứng nói chuyện. À thì ra đó là anh trưởng ban tổ chức Nguyễn Văn Thành. Nhìn qua bên kia, thấy quí annh chị trong ban Văn nghệ đã hân hạnh được gặp tại nhà anh Vinh Hồ.

Đêm đại hội có khác, quan khách đông và lịch sự quá trời, nên từ MC, diễn viên người nào cũng ăn mặc đẹp cả. Nhất là cô MC Tố Anh, thật rực rỡ, duyên dáng thướt tha trong tà áo dài truyền thống, đứng cạnh  Cung Đàn trong bộ vest lịch sự, đang thao thao bất tuyệt. Và rồi thấy cháu Kim Loan xuất hiện trong một điệu vũ Ấn Độ. Trời ạ. một mình một cõi trên sân khấu, vậy mà lôi kéo được sự chú ý theo dõi của mọi người. Tôi cũng ráng dán mắt vào những động tác của cháu đang biểu diễn, từ hai bàn tay chụm lại đưa lên, hất cái chân, lắc cái đầu sao cho thân mình vẫn thẳng đứng, điêu luyện quá, Cháu đã giới thiệu có …mười bảy năm theo học múa đó mà.  Chứ đâu như chúng tôi khi còn trẻ, cũng bày đặt múa vũ khúc …Hận đồ bàn, cũng chụm hai bàn tay hất qua hất lại, cũng lục lạc đeo chân, cũng lắc lư cái đầu mà nghĩ lại …trật lấc, chắc chẳng giống …Chiêm thành tí nào. Người VN mà, làm sao múa cho giống khi không có Thầy hướng dẫn?  Thôi để nghe tiếp Kim Loan đàn Tì bà.


Ca sĩ có Quỳnh Thi,  Mỹ Thiện, Quốc Phú, Hoàng Tiên và nhiều nữa nhưng xin lỗi đã không nhớ hết ,... và màn Cải lương Hòn Vọng Phu, một truyền tích bi hùng biểu tượng của Khánh Hoà, được chuẩn bị thật công phu với trang phục lính thú thời xưa, áo tứ thân của ngưòi  vợ đợi ngóng tin chồng, người tráng sĩ ra đi đã không hẹn ngày trở lại, được các nghệ sĩ Ngô Trưởng Tiến, người đẹp giai, vui tính, cùng Thu Tuyết và một số anh chị em trình diễn thật tuyệt vời. Có bài chòi do hai anh Đích và anh Thi trình bày.

Không dám nói bị “bắt các bỏ diã”. Nhưng người từ xa đến, lại không tập dợt cũng không có trong chương trình, vậy mà “bị” lôi lên sân khấu ngang xương. Điệu bài chòi “Trách thân” của Nguyễn Hữu Ninh, người Phú yên viết ra, và Phan Bá Chức để tí âm điệu vào, được chúng tôi hay hát đùa chơi, đêm nay tôi được vinh dự góp mặt trên sân khấu đại hội NH-DM. 

Một cái áo bà ba đen mượn của anh Đích, một cái bút chì vẽ…râu, một cái nón rách, Tôi không là tôi nữa, một người đàn ông nghèo nàn, thất nghiệp bị …vợ bỏ, vậy mà anh MC Cung Đàn lại giới thiệu chị ..LTHN. “Chơi cắc cớ không hà, tui như dzầy mà dám giới thiệu là chị!” Những tiếng cười vang rân trong hội trường vẫn quyện mãi bên tôi. Vui mà!


 ( Khi chấm dứt chương trình bị …lạc mất cái áo mượn, đi tìm quá trời mà không thấy, làm chủ áo buồn không ít, vừa cảm ơn lại xin lỗi lia chia. Cuối cùng anh cũng cho tôi địa chỉ, để khi về lại nhà, …may cái áo khác gửi trả cho anh. Nhưng trời thương, mấy cô em xếp nhầm, tìm ra, trả cho đương sự. Chủ áo cười! cảm ơn và xin lỗi đã làm phiền!)

Văn nghệ tiếp nối, anh Thương Anh và Tố Anh và hai ca sĩ trong “tứ ca” sao mà tuyệt thế! nhiều tiết mục thật hay, có cả màn vọng cổ do anh Cung Đàn trình bày. Nghe rồi mà nghe lại vẫn thấy nao nao…

Nhờ “bị” lên sân khấu, mà có người nhìn ra cô bạn nhỏ năm xưa. Có cô bé đến hỏi “có phải cô là cô T không? Có người muốn gặp”. Rất vui khi gặp lại chị Thùy Dương, con Bác Phụng, cháu nhà văn NXH, bạn học ở Võ Tánh năm nào. Chị vẫn trẻ đẹp, dù đã hơn bốn chục năm qua, giờ mới có cơ hội gặp lại. Và cũng nơi đó, tôi gặp được chị Quí, một trong những người đẹp của TH, ngày xưa tôi chỉ biết đứng xa nhìn trầm trồ khen, bây giờ gặp, chị em nói chuyện rất thân tình Tiếc quá, chị Phan Kiều Oanh đến nơi lại bỏ về, dù chị đã đổ đưòng từ Boston xuống dự Đại hội, vì chị không nhìn thấy người quen nào ở đó, ngay cả anh trưởng ban tổ chức NVT., là người đã liên lạc với chị trước khi đi.


Màn dạ vũ bắt đầu, khi những người tham dự đã lần lượt ra về, chúc mừng cho đêm hội ngộ thành công mỹ mãn.Cái mục nhảy lò cò, nhảy dây hay nhảy mương thì tôi nhuyễn, chứ nhảy đầm thì xin miễn, vì mấy chục năm rồi có ôn luyện chi đâu, vậy mà vì …ham vui, cũng ào ra sàn nhảy để….dẫm chân thiên hạ cho dzui. Cuối cùng thì tiệc cũng phải tan, và những người ở xa phải đi …lang thang về chỗ trọ.

Cảm ơn anh Đỗ Xuân Hùng, đã tình nguyện chờ cho tan tiệc, để đưa dùm tôi về chỗ trú cuả anh chị Yến-LMST, vì gia đình anh là chỗ thân tình của  anh chị Tiến từ rất lâu. Chúng tôi lại ngồi ngay trên cầu thang nói chuyện tiếp, nhưng rồi cũng phải nghỉ ngơi để ngày hôm sau tôi sẽ về nhà của anh chị thăm chơi cho biết.

 Đường về Palmcoast cũng khá xa, nhưng xe vừa chạy chúng tôi vừa hàn huyên tâm sự, nên xa cũng hoá gần. Hoàng yến và chúng tôi là “đồng môn” ở Nguyễn Huệ Tuy Hoà, chưa một lần quen tên biết mặt trước kia. Nhưng khi vào diễn đàn VNTD, anh LMST thấy có người xuất thân từ NH, thế là anh báo cho Hoàng Yến, và chúng tôi đã trở thành thân quen lúc nào không rõ sau mấy lần trò chuyện. HY rất thương quí bạn bè, và anh Tiến rất lịch lãm, tài hoa văn nghệ,  nên cứ hay mời gọi bạn bè xuống ở lại thăm chơi. Tội lệ gì không đi?

Xin cảm ơn anh Vinh Hồ, cựu Hội Trưởng hội VNTD, nhờ anh …rủ tôi vào hội, mà tôi có thêm được người bạn cùng quê. 

Ngôi nhà lý tưởng nhìn ra con kênh đào cho thuyền vào khi nước lớn, những con cá cũng theo vào để …chào đón những chủ nhân ông, nếu hôm nào vui thì thả vợt xuống vớt lên dăm ba con dãy đành đạch. Nhưng anh chị Tiến nói vớt cá cho …vui, rồi thả xuống lại để cá trôi về biển. Những đời sống chưa tàn trong ngõ hẹp của bụng dạ con người!


Lại có những người khách đổ đường xa đến thăm LMST. Chiếc xe Van dừng lại ngay trước sân nhà, chàng Hai Lúa người trần đời thật đã xuất hiện. NXV và  Hai Luá hoạt bát, vui vẻ, bên cạnh anh Nguyên Bông điềm đạm, chừng mực. Có thêm hai người khách đến thăm …đột xuất: nhà văn nữ Xuân Dân và hoạ sĩ Vũ Quang Minh.


Cái mục “chớp bóng” ở đâu cũng thịnh hành. Bà con cứ bắt đứng sắp hàng vào để.. chớp! Nhất là khi anh NXV và anh Tiến “trao đổi con tin”. Một con cá sấu Florida từ tay anh Tiến trao đi, và NXV trao lại con “Kangkuru”..không biết nhảy(Kangaroo). Cá nhân chúng tôi xin nói lời cảm ơn đến NXV, nhất là Hồng Loan , “nửa bên kia” của bạn, đã chu đáo đi mua từng món quà nho nhỏ, xinh xinh, có dấu hiệu Kangaroo - nước Úc, để NXV đem sang Mỹ tặng cho bạn bè. Quí hoá vô cùng tấm chân tình của hai bạn.

Tôi đã nói trước với chị Yến là tôi ..chưa muốn mua nhà để ….retire. Vì nơi chốn đẹp đẽ này dành cho những người vừa có tiền, lại không còn lo toan cho cuộc sống. Nhưng chị Yến vẫn bảo chúng tôi leo lên xe để đi dạo quanh vùng. Từ câu lạc bộ với những người Mỹ nghèo ăn mặc ít vải, mà anh chị Tiến-Yến là thành viên, đến khu bãi biển dành cho những người giàu thật sự, mua nhà để …nghỉ mát. Chị cứ lái chạy vòng vòng để chúng tôi tha hồ nhìn ngắm. Khổ nỗi, nhà thì nhiều và đẹp thật, nhưng chúng tôi cũng ngại ngùng lắm lắm, vì ở cạnh bờ biển quá, nhỡ một cơn sóng thần cao ngất trời,  nó lừng lững bò vào, thì ôi thôi, làm sao chạy thoát, chừng đó mất đi những người vui vẻ trong hội VNTD và NH-DM, buồn lắm. Cuối cùng chẳng ai chịu …chọn lấy căn nhà nào cả, dù tôi có đề nghị mua …tặng làm quà, nhất là thiên tài NXV từ bên nước Úc xa xôi! Không chịu thì….đỡ hao!!!! Những tiếng cười vui khiến cho tài xế phải nắm chặt tay lái mới chạy tiếp tục được. Cảm ơn anh chị Hoàng Yến và LMST đã có lòng đón tiếp chúng tôi.


“Chưa vơi nỗi nhớ lại sầu chia ly”. Chúng tôi đành bịn rịn chia tay anh chị Yến-Tiến để trở lại Orlando, buổi chiều phải có mặt ở nhà anh Thương Anh, Hội Trưởng hội VNTD, một buổi họp mặt thân tình để tất cả ACE trong hội có dịp làm quen với người phương xa đến.Xe Anh Nguyên Bông lại có thêm một người khách. Đi xe mà có người nói chuyện, cười nói, tài xế sẽ đỡ buồn. Nhưng xe chúng tôi có đến sáu người, tha hồ mà nói. Anh VQMinh kể chuyện làm hoạ sĩ, Hai Luá kể chuyện trong ….dòng tu, chị Xuân Dân kể chuyện tình. Chuyện tình chị kể thật hấp dẫn, ru NXV lạc vào cõi thiên thai, nên hồn anh đi mà người thì cứ gật gù ra chiều đang theo dõi, thỉnh thoảng một hòi còi tàu thê thiết vang lên, hay toa xe đang leo lên đèo nên phải cất tiếng than dài từng chặp, và mừng vui khi xe đổ dốc xuống đèo, làm mọi người cười mà cố gắng không cười lớn tiếng.. Hình như mỗi người trong chúng ta khi ngủ đều phải …ngáy mới ngủ ngon. Chúc mừng.


Anh Nguyên Bông đưa chúng tôi ghé vào thăm nhà anh chị. Những chậu cây Bonsai đủ kiểu đủ cành được gia chủ ân cần giới thiệu. Nhà anh rất nhiều bông hoa nơi sân trước, nhưng có một cây hoa thật đơn sơ, nở những bông hoa màu hồng nhạt đập vào mắt tôi, tự dưng tôi  thấy nhớ nhà, nhớ da diết những ngày còn nhỏ vào mùa tết. Nơi đó có rất nhiều hoa màu sắc sặc sỡ, đẹp rục rỡ, nhưng những cây hoa Móng tay, nó bình dân, không kiêu sa, sắc sảo, nó hiền hoà tươi mát, nó có thể vươn lên ở bất cứ nơi nào, sang hèn không cần biết,  những bông hoa nở ra từ những nách thân cây, nhẹ nhàng mà quyến rũ, như cô gái quê nép mình bên khung cửa, nở nụ cười thật tươi chào đón người quen, làm người thấy ấm lòng. Tôi thương cây hoa móng tay quá đỗi, và đưa mắt tìm …hột về trồng. May quá chị NB đi hái cho một nắm. Và bây giờ, khi tôi đang viết những dòng chữ này, chậu hoa Móng tay đã vươn lên mơn mởn, chờ ngày ra hoa. Cảm ơn anh chị NB nhiều lắm.. 


Đường đến nhà Hội Trưởng T.Anh sao xa quá, anh NB đã một lần đến, nhưng vẫn không nhớ lối đi, cứ điện thoại liên tục nhờ chỉ đường. Qwào! Nhà gì mà giống dinh Thống đốc tiểu bang của tôi, cả con đường đi cũng đẹp nữa. Xe chạy ven bờ hồ, nước xanh ngút mắt, hàng cây xanh lả ngọn thơ mộng vô cùng. Đông người quá, dù được giới thiệu nhưng cũng khó nhớ hết một lần. Nhưng khi ngồi vào bàn để hàm răng làm việc, thì chúng tôi bắt đầu …quen nhau. Bàn tiệc đầy ắp thức ăn, từ gia chủ và một số anh chị em đem đến, trong đó có món nem chua của Tuyết Nga, ngon ơi là ngon. Từ phía ..bên kia rộn tiếng cười vui, chuyện vãn. Có cả văn nghệ giúp vui. Hình như những thành viên của hội VNTD đều là những nhân tài ( trừ người viết). Có bao nhiêu người hát nhỉ, tôi không thể nào nhớ nổi, chỉ nhớ người trẻ tuổi, đẹp trai Hoàng Nam ngồi đối diện, có cả người đẹp bên cạnh, họ vừa đẹp đôi lại hát hay, thật hiếm!.

Hình như ai trong bàn cũng phải có vài lời tâm sự. Một thân tình gắn bó dù mới gặp gỡ lần đầu. Có cả nhà thơ lớn Triều Hoa Đại! Nghe tên cũng đã thấy lớn rồi. Có cả vợ chồng người phi công Trực Thăng một thời, và bây giờ là “đại gia” của thành phố Florida, anh trai của nữ gia chủ, người Lính năm xưa cùng đơn vị với chồng tôi: anh Phong.

Phái đoàn của anh Thành đến chậm nhất, nhưng thấy người nào cũng phờ phạc, hết…pin. Hỏi ra mới biết có nhiều người hôm nay ra khơi, chẳng thấy …mắt em nhuốm buồn gì cả, mà chỉ thấy trời đất quay quay, lòng người say say…sóng, cá thấy cá lặn, người thấy người …buồn nôn. Đi về, không có …câu câu gì cả!!!!!!.

Nói chuyện một hồi lại tìm thấy người quen biết một dạo ở Nha Trang. Khánh Yên, là bạn của bạn thân tôi, cùng uống một nguồn nước Nha trang qua không biết bao ngày, gặp lại nơi đây thấy có điều gì quyến luyến. Nhất là cô ca-sĩ trẻ Quỳnh Thi, cháu có giọng hát thật truyền cảm, nhưng tình cảm chính từ tâm đã làm người đối diện thêm quí mến. Cháu theo tôi để hỏi về một người, một người từng nổi tiếng đẹp ở Tuy Hoà, người em họ không may của tôi, bây giờ sống trong nghèo nàn, bịnh tật. Nhưng đã có một thời làm khốn khổ không biết bao trái tim người hùng, trong đó có cậu của QT. “Một quả lựu đạn  sẽ nổ tung, nếu người không ưng thuận”. Nhưng rồi người Lính đã hy sinh. Một nén nhang cầu nguyện muộn cho Người!


Ăn ngon, nghe hát hay, ngắm phong cảnh hữu tình với gió hiu hiu thổi…Nhưng đêm đã khuya, nhiều người phải đi làm việc sáng hôm sau. Quí anh chị lần lượt ra về, anh chị Vinh Hồ, chủ nhà cho chúng tôi trọ đêm nay, cũng đã về sớm. Ham nghe ca nhạc, thích xem nhảy đầm, nên khi tiệc tan, người tình nguyện đưa chúng tôi và NXV ra về lại là Anh Đỗ xuân Hùng. Không quên ngỏ lời cảm ơn tấm thạnh tình của Thương Anh-Tố Anh, sao mà “xứng lứa vừa đôi” đã đành, mà còn có lòng với tất cả bè bạn gần xa, đã tổ chức một buổi tiệc tư gia rất chu đáo, có dạ tiệc-dạ vũ với ban nhạc sống hẳn hòi. Hội trưởng hội VNTD muôn năm!!!!!

Anh Hùng, người mới nhìn qua thấy ít nói, vì có tâm sự trùng trùng? Nhưng anh cũng vui lắm khi có người bắt chuyện. Anh luôn nhớ thương về người vợ tài hoa của anh đã ra đi, bỏ lại anh…bơ vơ giữa chốn hồng trần. Có lẽ vì lo ra sao đó, mà đường về anh lạc lối.  Trời hỡi! nửa đêm về sáng mà xe của chúng tôi cứ giữa rừng mà thẳng tiến. Đi đâu đây anh Hùng? Có biết đâu là đâu .

Rừng mênh mông, rừng mờ mờ ảo ảo dưới ánh trăng khuya. Trăng  khuya đẹp, gió khuya se lạnh làm mát dịu hồn người ở thời khắc nào kia, chứ lúc này tôi ngỡ mình đang đi trên chín từng mây, và tôi lo sợ hình ảnh mình sẽ được …đăng lên trang nhất của tờ báo địa phương: TIN CƯỚP : Có chiếc xe chở ba ông bà già người Á Châu…, cũng bởi có lần tôi lỡ xem phim kinh dị, thấy cảnh cướp xe ở giữa quãng đường rừng. Dù biết rằng, nếu đem quăng chúng tôi cho bọn cá sấu nổi tiếng nhiều ở Florida, chúng cũng sẽ …nhả ra vì sợ gãy hàm răng non của chúng. NXV cứ nói rằng tại tôi…nặng vía. Nói gì thì nói, cuối cùng nhờ …máy móc hiện đại, anh Hùng cũng đã tìm thấy lối về, nhưng thay vì về nhà anh chị Vinh Hồ, chúng tôi lại là khách trọ của nhà anh ấy. Hú viá! Bà con mình khỏi phải “đọc tin trên báo” là hạnh phúc lắm rồi. Cảm ơn anh Hùng nhiều lắm lắm, dù bị đi ….lạc.

Khi anh Hùng đưa chúng tôi về lại nhà, đã thấy anh chị Vinh Hồ- Thủy Tiên đã chuẩn bị sẵn sàng các thứ cho buổi đi biển Daytona. Sau đó chị Kiều Oanh cũng đến, và chúng tôi hẹn với anh chị Thành, anh chị Song Hồ, chị Tuyết Nga tại chợ gì đó.

Anh Vinh Hồ làm “tài xế” cho bốn người chúng tôi. Dù cảm ơn anh, nhưng tôi vẫn thầm cầu nguyện mỗi khi ngồi trên xe mà nghe anh nói chuyện điện thoại với ai đó. Mới ra xa lộ đã lạc đường rồi. Quanh lại, đi tới, đi lui, cuối cùng cũng tìm được đường ra. Chị Thủy Tiên cười vui quá, làm chúng tôi cũng cười theo và bắt đầu làm thơ tếu. Chị Thủy Tiên bình thường thấy như ít nói, hiền khô, nhưng máu tếu trong người tràn đầy chờ cơ hội bùng phát, và trên xe này, cơ hội để chị trổ tài. Hoan hô Thủy Tiên. Bài thơ đã được đăng trên diễn đàn rồi, xin miễn ghi lại.


 Biển nóng, trời yên, gió hình như đi chỗ khác chơi, ai có muốn làm thơ trời và  biển chắc cũng chẳng có nguồn thơ. Sau  khi ba chiếc xe dừng lại trên bãi, hình như có ai đó đề nghị xuống biển tắm? Trời đất! tôi lại phải nhủ thầm, ai tắm thì cứ tắm, chứ cỡ tôi mà xuống biển chắc nước tràn bờ, phải không anh Thành?. Cuối cùng là đoàn người tháo chạy trốn nắng. May mà có Kim Loan, cháu đã tìm được nơi chốn bình an, mát mẻ cho mọi người có nơi tụ họp đùa vui mà khỏi chơi với …mặt trời.















Buổi sinh hoạt văn nghệ bắt đầu sau một màn ẩm thực dư thừa. Các chị Giỏi, cô Ngô, chị Tuyết Nga, Thủy Tiên,  nhất là chị Yến, vợ anh Song Hồ, đã đem theo quá nhiều bánh mì, vịt quay, trái cây, xôi, bánh… Vẫn là người tài Cung Đàn muôn điệu, người đã không nhịn được cười khi đọc thơ đi biển từ xe của chúng tôi. Tôi đã nói rồi, người nghe cứ tự do cười,  nhưng người đọc phải…nín cười! Người diễn kịch vui mà cười, khán giả sẽ cho mình …cười cò mòi. Hình như chẳng ai nhịn được cười. Anh Thành cứ cầm máy quay phim mệt …không nghỉ, chị Kiều Oanh thì ..rình chụp những tấm hình độc đáo, nhất là lúc NXV ngâm thơ, và chị Tuyết Nga thì say mê theo dõi. Khi Thầy Ngô làm thơ xướng với vần ô, cả nhóm người cùng họa, vui đáo để.


Anh Thành lại yêu cầu NXV hát ..Tình anh bán chiếu. Lại một lần nữa tôi nghe mà cũng cảm thấy buồn buồn, chạnh nghĩ đến người đàn ông vì nghèo mà không níu lấy được tình yêu. Đời sống có lắm điều nghiệt ngã, nghèo giàu sang hèn xấu đẹp sao cứ quẩn quanh, vây chặt mỗi một con người. Phải chi những lằn ranh đó không còn hiện hữu, nhưng nếu không còn thì làm sao có ..tình anh bán chiếu? để hôm nay có người hát thật hay cho chúng tôi nghe.

Anh Thành lại yêu cầu tôi hát bài nẫu…trách thân. Thôi thì mượn đại cái mũ ai đó vừa hát vừa đi xin tiền, nghèo, bị vợ bỏ đi…xin là hợp lý quá rồi.Vui thật là vui khi cả chúng tôi đồng ca những bản nhạc, mà câu hát có lúc nhớ khi quên, ai nhớ câu nào thì cho vào câu đó, Phi ròm, chị Oanh, Tuyết Nga, Thủy Tiên…ai cũng góp tiếng hát của mình.


Chiều về, lại một bữa tiệc do anh chị Song Hồ khoản đãi tại nhà hàng Lạc Việt. Trên xe, mọi người nghĩ đến món quà gửi tặng lại cho anh chị. Nhưng rồi, một bài thơ đường luật do hai thi tài Vinh Hồ và NX V làm  nhanh, được viết trên một tấm thiệp với chữ ký của tất cả mọi người trong bữa tiệc vui, đã làm anh chị Phước -Yến cảm động vô ngần.

Nơi đó có đôi uyên ương Song Anh, cặp đôi Ngô Trưởng Tiến, đôi  thi sĩ Vinh Hồ-Thủy Tiên và những người xa đến. Chị Tuyết Nga thật khéo léo khi xếp vị trí cho những người tham dự. Lần đầu tiên chúng tôi nghe anh Vinh Hồ hát nhạc phẩm do anh phổ từ bốn câu thơ của quí anh làm để tặng NXV. “Một người đi với hai người”, vậy mà cũng được vào ..thơ và có người phổ nhạc và trình bày! Cảm ơn các tác giả lẫn người trình diễn đã cho chúng tôi những chuỗi cười không dứt.  

Đêm về khuya. Tiệc tan, mọi người bịn rịn chia tay. Có lẽ có người trong nhóm sẽ không còn cơ may gặp lại. Một lần đến rồi đi, buồn vui lẫn lộn. Cảm ơn anh chị Song Hồ: Phước -Yến.

Trước khi ra về, người đẹp Tố Anh còn ưu ái tặng cho mỗi chị một món quà lưu niệm. Cảm ơn Tố Anh với những kỷ niệm đẹp khó quên.Đoàn xe về lại nhà anh chị Vinh Hồ có thêm Ngô Trưởng Tiến- Thu Tuyết và anh chị Song Hồ. Coi bộ NXV được bà con ưu ái quá. Người tài có khác, một buổi văn nghệ bỏ túi nữa lại bắt đầu.

Tiếng đàn guitar của bạn vang lên với tiếng hát của Tiến, của Cung Đàn, và thỉnh thoảng chúng tôi cũng …nhào vô ăn có. Cười vui quá đỗi!

Vui trọn đêm nay rồi mai lên đường”. Người đến rồi đi có gì mang theo nếu không ngoài niềm vui có được. Xin cảm ơn anh Thành, trưởng ban tổ chức hội NH-DM và cảm tạ những ân tình của quí anh chị em ở Orlando của hội Ninh Hoà-Dục Mỹ và hội Văn Nghệ Tự Do. Cảm ơn Tuyết Nga và anh Hùng, cảm ơn anh chị Vinh Hồ-Thủy Tiên nhiều lắm lắm. Và cũng cảm ơn NXV, có lẽ nhờ có anh bạn mà chúng tôi được dịp đùa vui(?). Quí anh chị em đã cho chúng tôi những ngày vui đáng nhớ, và bên tai tôi luôn vang mãi những tiếng cười … 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

THƠ

                  
NGƯỜI LÀ AI




Nguời đang sống thực chẳng phải mơ                   
Tôi biết chi đâu mà hững hờ?                  
Đã nói rồi tôi chẳng biết....làm thơ                   
Nhưng xin lỗi khiến người...bơ phờ!                    

Người làm thơ mà không ... thi sĩ?                    
Những người thơ sinh lầm thế kỷ ?                   
Yêu rất nhiều vắt máu tim khô?                    
Để vun bồi hình bóng mơ hồ?                                           

Người đã tìm ai trong bao chiều?                     
Phải chi tôi có được người yêu?                     
Đúng như mơ ước tôi thầm nghĩ                      
Quẻ bói năm xưa.... đúng trăm điều                                          

Tò mò tôi muốn biết ngày xưa                      
Chuyện tình trong một buổi chiều mưa                       
Chắc người yêu nhỏ hay hờn dỗi?                       
Người phải dỗ dành sáng, chiều, trưa?????                         

  Tiếc quá tôi không ... người làm thơ                       
Tình đến với tôi rất hững  hờ                      
Tôi thích gió vờn hơn giông bão                       
Bình minh sáng rọi hơn đêm mờ                         

Đêm đã khuya, tình ý vẫn còn                        
Nhưng thôi, tình ấy cứ ví von                       
như giòng nhạc lạ khi đêm xuống                        
Chợt đến chợt đi, đừng ....héo hon.!!!!

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

MỘT GÓC ĐỜI

Mỗi bận con gái tôi về nhà, nhìn thấy mẹ đang cầm cái cell phone, thế nào cháu cũng cười hì hì và hỏi khi tôi vừa tắt máy
-Má vừa nói chuyện ngày xưa với Dì Thanh phải không?
Tôi cũng bèn cười giả lã và hỏi lại cho vui:
-Sao con biết hay vậy?
-Mấy bà già cầm cell phone hoài rồi nói cười thoải mái, không nhắc chuyện ngày xưa chẳng lẽ than chuyện ….đau nhức, khó ngủ mỗi khi trái gió trở trời, mấy chuyện đó đâu có vui để mà cười.
Trời đất! bị con gái nói trúng phóc, cứ như đi guốc vào bụng mẹ, nhưng đâu có sao. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhắc chuyện vui ngày xưa còn bé ở Tuy Hoà cho các con nghe . Dù rằng, quê hương đó ở bên kia bờ Thái bình Dương xa thẳm, nơi mà các con tôi chỉ nhìn thấy chấm nhỏ trên bản đồ chứ chưa hình dung nổi.

Không nhắc làm sao được , khi con bé nhà quê tôi được hiên ngang cắp sách vào trường Nguyễn Huệ khi vừa mới qua ngưỡng cửa mười năm hiện diện trên trái đất này. Ba má tôi vui nhưng không trọn vẹn, khi anh trai tôi không có tên trên danh sách vào trường , mặc dù hai anh em cùng học một lớp, một trường tiểu học.


Những năm đầu thập niên sáu mươi, thời gian còn đất rộng người thưa trên xứ Phú Yên. Chuyện một đứa học trò nhỏ từ quê lên tỉnh học không phải là chuyện nhỏ, khi khoảng cách từ nhà đến trường với đoạn đường dài hằng hai mươi cây số. Hai bên đường đến trường đi hoài chẳng thấy nhà đâu, chỉ thấy đồng xanh bát ngát, ruộng lúa ngút ngàn. Nên nhiều buổi cuối tuần, trở về nhà sau khi xuống xe lam ở đầu con tỉnh lộ, khi màn đêm vừa buông xuống, con bé cứ phải ôm cặp táp, xách guốc chạy trối chết trên đường làng, vừa chạy vừa khóc mỗi khi ngang qua khu …gò mả, nơi mà nhiều người nói rằng “ma” thường ngồi chờ người đi qua để đòi thế mạng, nơi mà có những cái đầu lăn long lóc trên đường rồi lên tiếng hỏi: “đầu đây, mình đâu?, nơi mà có cây đa to ba người ôm chưa tròn cái gốc, vẫn có những tiếng à ơi ru con thật thảm thiết từ những chiếc võng đong đưa chỉ có tiếng ru mà bóng người đâu chẳng thấy…( rõ ràng chỉ nhát con nít)


Nhiều hôm làm gan đi về cuối tuần và trở lại thành phố bằng xe đạp. Con đường sao mà dài hun hút, thăm thẳm mù khơi. Đã vậy mỗi khi đi qua cầu Đà rằng, gặp lúc gió Nam cồ xuất hiện, những ngọn gió ác ôn cứ nhè đứa con nít mà thổi thốc thổi tháo, thêm cái nạn xe hơi chạy vút qua, mỗi lần như vậy, con bé cứ muốn …bay theo chiều gió, may nhờ có chiếc xe đạp cản lại, khỏi lọt xuống cầu...
Đúng là đường đi đến trường khó thật, nhưng không khó vì đường dài thăm thẳm, qua cầu gió bay mà chỉ sợ cái nỗi học dở quá không lên lớp được bị Thầy giáo cho về nhà đi ..mót lúa. Tàn đời. Làm sao có được những người bạn học thân thương mà giờ này ngồi đây nhắc nhở.
“Cái Thanh mười tám gian” là địa chỉ nhà mới với thời gian khi đã lớn. Chứ hồi còn bé, nhà Thanh ở gần rạp Diên Hồng , cái rạp xi-nê vẫn thường hay chiếu phim Ấn độ hoàn toàn nói tiếng Việt nam do hãng phim Mỹ Vân chuyển âm, như “Con thơ trên dòng suối- Sữa rừng thay sữa mẹ- Hoàng hậu Rắn hay Chàng phù thuỷ đa tình….” Nên thỉnh thoảng sáng chủ nhật, bọn con nít tụi tôi thường bỏ ra ba đồng vào cửa ngồi ghế…thượng hạng cải lương, tha hồ xem xét nhìn ngắm mấy nữ tài tử xi-nê Ấn độ luôn có vết son trước trán mà dám chơi với …rắn, khiến lũ con nít hết hồn, vừa lấy tay che mắt và cũng vừa he hé bàn tay coi thử tới đâu rồi.
Đó là bọn con gái, chứ mấy “nam cồ” lớp tôi thì sợ ai. Dù con nít, nhưng chàng Khánh đã biết mua kẹo …NU-GA tặng cho người chàng muốn …..tặng rồi. Hèn chi cô bạn tôi khi lớn lên, một lô răng bị ..sâu viếng gần hết, phải nhờ đến Nha sĩ.

Hồi đó Tuy Hoà có hai ngôi chùa lớn, toàn nằm trong góc núi Nhạn, nhìn xuống sông Đà Rằng, là chùa Kim Long và Kim Cang. Nhưng không biết vị Sư trụ trì nào có duyên với anh P Đ H, mà anh cạo tóc trọc lóc định theo vào gõ mõ, tụng kinh? Sau này biết ra là tại anh theo đuôi, cố đưa thư cho một người đẹp nào đó mà chưa được nàng hồi âm, nên anh buồn tình xuống tóc chứ chẳng có dự định tu hành gì cả..


Phan Tuyết, Xuân Hồng , Hoàng Mai , Thu Cẩm















Lớp tôi coi mòi nổi cợm hơn nhiều lớp khác cùng liên lớp, vì có quá nhiều anh chị vừa lớn lại …đẹp gái đẹp giai, như anh Phương, Muộn, Lợi, Hiền, Khánh, Chính, Xuân, Hùng..v…v…các chị Mùi, H.Mai, Hà, Hương, Thu Cẩm.v..v….Họ là những “thủ lãnh” oai hùng mỗi khi xuất trận ra quân đi …tảo thanh các vùng có thức ăn hợp khẩu. Nhất là vào mùa người ta chặt mía đem vào “lò” để sản xuất ra đường, những ruộng mía nằm đoạn giữa hai cây cầu bên này đường quốc lộ, đối diện khu Ngọc Lãng. Nơi mà có một dãy ruộng mía rộng bao la, dưới mắt đứa con nít tôi hồi đó. Những chiếc xe đạp đèo nhau sau giờ tan lớp, trực chỉ hướng quốc lộ để đi …mót mía . Đâu phải bọn tôi không có tiền mua, khi mà cả đống mía nằm thẳng đuột mập ú chất đống dưới chợ Tuy Hoà kia, hay xe nước mía hiện diện ngay ngả năm lúc nào cũng chạy rồ rồ để cho ra những dòng nước chảy vào ly với màu xanh lợt vừa ngọt lịm với mía, thơm lừng với trái tắc và lạnh đầu môi bởi những cục nước đá trong veo.. Nhưng cái vụ mót mía thích thú hơn nhiều, nên cả lớp cứ rủ nhau đi khi có giờ nghỉ, đến chân cầu cũng xếp hàng đứng đợi nếu gặp đoàn xe đi ngược. Đến khi ông cảnh sát giữ cầu thổi tu-huýt cho lệnh đi qua, là cả một bọn dắt xe chạy ù trên lối dành cho người đi bộ qua cầu, rồi nhào xuống những đám đất chỉ còn trơ…gốc mía, vừa đi vừa lui cui nhặt những khúc mía còn rơi vãi, gặp khúc mía dài thì bỏ ngang đẩu gối bẻ cái …rốp, thành vài ba khúc mía ngắn, gọn dễ dàng bỏ lên miệng …xiết ngon lành, thích thú vô cùng vì mía vừa ngọt vừa mềm làm sao. Vui đáo để.

Cái Thanh vẫn đi ngang nhà rủ tôi đạp xe đến trường Nguyễn Huệ trên đường số 6. Có lúc ngang qua nhà Cẩm Lưu rủ bạn cùng đi. Nhưng khổ nỗi, trước khi vào nhà bạn trong con hẻm nhỏ, bọn tôi đã gặp ngay một đám ..giặc cản đường ( vài người trong nhóm họ đã qui tiên nên không dám nhắc tên) mấy nam sinh cùng trường , nhưng hình như dưới một lớp, ở trong nhà đầu hẻm, cứ đợi bọn tôi đến là nhào ra huýt sáo, đếm một hai ba rồi kêu tên từng đứa, làm bọn tôi tá hoả tam tinh đạp xe quẹo vào mà cứ muốn té, khiến mấy tên đó càng cười rộ. Thiệt tức mà hồi đó không làm gì được.


Tuổi học trò hồi đó cũng ngộ thiệt. Hễ một đám con gái đi với nhau thật đông, thì mấy chàng xếp de, không dám cản đường chọc ghẹo. Nhưng lỡ hôm nào đi một mình, thì cứ y như rằng chân hươu đá chân nai, còn run lập cập nữa. nhất là đoạn đường tắt từ đường Trần Hưng đạo đi ngả rẽ tắt ngang qua nhà máy nước đá Tân Tân để đi về trường NH cũ, nên thường chúng tôi rủ ít nhất là ba bốn đứa đi cùng, (Thanh , Tuyết , Điểu, Lưu…) đã không sợ, còn dễ dàng ghé vào nhà thầy H.. để mua ổi, nhất là mùa ổi chín. Nhà thầy trên đường số 6, trước khi đến trường. Một mảnh vườn thật rộng, trồng không biết bao nhiêu gốc ổi, những trái ổi sẻ nhỏ nhỏ, xinh xinh , bóng mượt , thơm lừng. Mạnh đứa nào đứa nấy hái ổi theo tiền mình muốn có. Một ngăn trong tập vở để chứa ổi, và một gói muối ớt mang theo, tuyệt vời trong giờ ra chơi và làm rỏ dãi mấy người bạn khác khi nhìn thấy. Có hôm vì bận làm bài tập, không kịp …thanh toán hết, nên trái ổi chín bị bẹp dúm trong cặp táp, báo hại phải lau cặp cho sạch, may mà hột ổi không làm hư vở.
Nam sinh lớp tôi thuộc thành phần đại cồ hơi nhiều, nên dù có quậy phá cũng vẫn học giỏi như thường. Nên kỳ thi Trung học cuối cùng năm đó, nhiều.. cá đã vượt vũ môn. Hú hồn cho cả bọn tôi, hai con nhỏ ngồi bàn đầu và mấy nhóc nam bên phía bàn bên kia ( Khánh- Tú- Hùng-Xuân…..) cũng đều ….thẳng tiến.


Rồi một ngày đầu năm đệ tam, lớp tôi đã có hai anh chị ký bản án “chung thân khổ sai” đầu tiên. Hai anh chị M.và G. mời cả lớp đi dự đám cưới tại nhà. Trời đất, cái đám con nít cũng hăm hở kéo nhau đi mà không biết mua gì để tặng cho cô dâu chú rể,( hình như thời đó chưa có mục đi tiền như bây giờ). Nhưng rồi cũng ngang nhiên ngồi vào bàn tiệc, và lại kêu trời nữa khi mà trên bàn ăn toàn là… đùi gà và thức ăn được dọn lên cái nào cái nấy to đùng nên không dám gắp, chỉ ngại rằng ..cầm tay xé mất vệ sinh, nên cứ ngồi cầm đũa mà ngó, đến khi chủ nhà thấy thì đã sắp thu dọn bàn tiệc và mấy đứa gần như bị …đói. Hỏi ra thì chỉ là thức ăn chay mà sao giống y chang thịt vậy, họ nấu nướng khéo quá và bọn tôi bị…quê (đúng là nhà quê).


Lớp tôi lại có thêm một số anh chị em từ những trường xa đổi tới hay bên Bồ đề-Đặng Đức Tuấn mới đậu trung học nên được vào. Nào là chị Tấm, chị Thanh, anh Tâm ( hơi có tật ở chân), chị Phê, anh Nghĩa, Đổng, Thảo…, nên đã vui càng vui hơn nữa. Nhất là đệ tam, là năm mà bọn học trò được nghỉ xả hơi không cần chú mắt vào sách để học thi.Thế là cả bọn lại tổ chức đi ghe qua Ngọc Lãng ăn dưa hấu, ra tận ngoài núi Chớp Chài ăn củ sắn mới đào từ dưới cát lên. Có bữa bọn con gái còn bày đặt mặc áo dài để làm người mẫu cho anh chàng Tâm …chớp ảnh ( uổng quá, bị đổi chỗ nhiều nên không ai trong lớp còn giữ lại tấm hình nào).


Tuổi đời ngày càng lớn, tính tình con nít cũng đổi thay. Thôi rồi những buổi xoắn quần leo lên dốc núi Nhạn để hái hoa hay lá trầu bà đem về nhà trang trí. Thôi rồi những buổi tối ngồi bài hải ngay trước hàng nem nướng của Bà Năm nổi tiếng ở ngả năm, những vắt nem bỏ vào lò lửa than hồng, mùi nem nướng gặp than nóng bay lên ngát mũi, bà bỏ vào cái bánh tráng đã nhúng nước vài lá rau thơm, một vắt nem, vài miếng dưa leo, khế chua và một cái “chả ram”có con tôm và lá hành bên trong chiên dòn rụm, chấm với nước mắm vừa chút mặn, chút ngọt với mớ đậu phụng giã vừa vừa. Cắn vào cuốn nem, nem chưa vào cuống họng mà dịch vị đã tuôn ào ào, ngon đáo để. Thôi rồi những buổi tối sau giờ học bài, cả bọn sà vào ngồi xổm ở hàng bà chuối chiên cũng ở ngả năm, cứ chỉ chỏ miếng nhỏ của mày, miếng lớn của tao, những miếng chuối chiên no phồng, vớt từ lò dầu đang sôi sùng sục, vắt ngang thành chảo…


Con đường Trần Hưng Đạo từ nhà đến trường Nguyễn Huệ mới, không còn những người nam sinh chận đường chọc phá, rồi cười lên hăng hắc, hô hố nhưng vẫn thấy dễ thương. Mà bây giờ là những chiếc xe jeep nhà binh, chạy chầm chậm dưới lòng đường theo sau vài chiếc xe đạp với tà áo dài màu trắng. Một nhóm nữ sinh đã biết cúi đầu e thẹn làm duyên, để rồi các chị, các bạn lần lượt bỏ ghế nhà trường leo lên xe jeep đi theo …ai về khắp miền đất nước, một số rời trường ra đi về thủ đô học tiếp và một số về thành phố khác, trong đó có tôi. Để rồi một ngày, có những người bạn mặc quân phục quân trường tìm đến thăm nhà, rồi cũng ra đi mãi mãi như anh bạn Đổng, Thảo …Tìm hỏi hoài khi nhiều người bạn giờ đã gặp lại nơi đây, nhưng không ai biết. Và một số cũng đã buông xuôi về miến đất lạnh từ trong những ngày còn cuộc chiến như anh Phương, Phước., một số nghe đâu đã không còn điều khiển hoàn toàn cơ thể của mình đưọc nữa như chị L…


Thời gian không dừng lại chờ ai. Qua rồi cái tuổi học trò ngây thơ, khờ dại nhưng rộn rã tiếng cười vui. Bây giờ , nơi đây, những người bạn xưa gặp lại nhau, mừng vui khôn xiết, biết nói gì nếu không …kể chuyện ngày xưa, chuyện ngày xưa sẽ không bao giờ chấm dứt trong khối óc của đám bạn già cho đến khi phủi chân ngồi nhìn đàn con cháu đốt nhang trên bàn thờ. Ngày hội ngộ của Trường, cũng là ngày cả bọn tìm về tuổi nhỏ….Ước gì được gặp gỡ tất cả các bạn ngày xưa. Mong lắm thay!

MÌNH ƠI!!!!!

Trả lại tôi là tuổi trẻ hôm nay, chúng mình như sức trai chưa hề già, trả lại tôi là tuổi trẻ hoa niên, nếu chộp ngay thuốc viên..Vi-ag-ra…”

Bà Tá sững mắt nhìn ông chồng già đi tới đi lui, tay vung lên theo nhịp điệu quân hành, miệng thì oang oang với điệu nhạc bài hát “trả lại tôi”, mà lại có chữ gì Viagra trong đó, lại còn tỏ vẻ hả hê, ý chừng vừa đạt được một thắng lợi vẻ vang, vĩ đại lắm. Nét mặt thì hí ha hí hửng trông phát ghét.
Nhịn hổng nổi, bà bèn cất tiếng hét át tiếng ca:
-Mình làm gì cứ như vừa được trúng số vậy?
- Hì hì hì, kỳ này coi bộ khá hơn trúng số. Trúng số có nhiều tiền, sướng thật, nhưng nảy sinh nhiều nỗi lo âu, còn sợ nữa. Lo sợ chúng tìm tới nhà mượn đỡ một ít xài chơi, có khi mượn luôn cái mạng của mình. Rồi còn thêm phiền nhiều chuyện khác, như bà con bạn bè sẽ tăng vọt, điện thoại nhà sẽ réo liên hồi, báo hại hai lỗ tai và lỗ miệng phải làm việc .. ố vờ thai. Rồi phải tiệc tùng liên miên để đáp ứng nhu cầu, thế nào cũng sinh bội thực, rồi sinh chứng bịnh cô-lét-tơ-rôn, bịnh cao máu, không chóng thì chầy cũng khó tránh khỏi …hợt-ắt tắc, chết bất đắc kỳ tử. Đó là chưa nói tới chuyện nhiều tiền sẽ phải đi du lịch, mà đi hoài ở thời buổi này có ngày cũng gặp máy bay…rớt, chết toi uổng mạng. Tui mới kể sơ sơ những tai hại về chuyện trúng đô la, nhưng kỳ này chỉ có đám đần ông chúng tôi trúng mối lớn, có dịp “trả thù dân tộc” một cách huy hoàng.


Bà Tá nhíu mày ngạc nhiên, nêu thắc mắc
-Ngày nào em cũng thấy mình đi mua vé số, sao lo…sợ trúng số? nhưng em không hiểu mình đang nói trúng mà trúng cái gì?
Ông Tá rỉ tai bà nói nhỏ:
-Mình đã nghe người ta nói đến thần dược Viagra rồi phải không?
- Xí! Già mà ham!
- Đụng chạm à nha, từ lúc loại thuốc này được phát minh, sáng chế ra, thì tất cả các báo đài từ của Mỹ tới của Ta đều ca tụng như là một phép màu riêng tặng cho đám đàn ông, chúng tôi mừng quá xá mừng, ngay cả cái cụ cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Bóp Bóp… gì đó cũng lên tiếng ca vang đó.
- Thì em đang nói chuyện với mình chứ có nói tới ai đâu mà đụng với chả đụng.
- Đần ông cả thế giới đã xôn xao khi nghe tin có thần dược ra đời, thiệt tình đã từ lâu cái đám tụi tui cứ phải hát “ Buồn rờ cằm không râu, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời, giường chiếu vắng khi ta không còn…xài(?),để đêm đêm biết tâm sự cùng ai…”(hát theo bài nhạc nửa đêm ngoài phố), và bây giờ thì phải nhại lại câu đầu tiên của bài hát “quốc tế ca”, hổng phải để ca tụng bọn Cộng sản (đã sụp lâu rồi) mà ca tụng thuốc viên Viagra rằng thì là “…Vùng lên hỡi Bất lực nhân ở thế gian…!!!”ha ha ha …

Bà Tá cắt ngang:
- Nhưng mình…già quá rồi đâu có cần thứ đó...
- Nói như mình đâu có được, nè mình nhớ cụ Đê-Tê-Mê không, cụ đã xấp xỉ bảy bó rồi, vậy mà tuần qua, cụ gọi điện thoại cho tôi bảo rằng : nó hiệu nghiệm lắm lắm.

Đến lượt bà Tá lắp bắp:
-Mình nói sao, bộ…bộ ..cụ ấy bảo với..với …mình như ..như…thế?
-Thì cụ bảo bao nhiêu năm qua rồi cụ chả hát hò, ngâm tao đàn, chèo cổ gì ráo trọi, ngay cả “Thằng bé cúi đầu đi vào ngõ nhỏ” cũng bị đá văng ra, dù cụ cứ phải năn nỉ ‘Đừng chê Anh đêm nay” cũng chẳng có chút ép- phê nào, nhưng giờ thì cụ hát hò vui vẻ lắm.

Bây giờ thì bà Tá giật thót người:
-Mình có nghe lầm không? chớ cụ bà năm nay đã quá tuổi lãnh tiền hưu lâu rồi, người dân bản xứ thì sao em hổng biết, chứ còn đàn bà Việt của mình tuổi cao, đức trọng, con cháu đầy đàn, xin lỗi, còn lâu quí cụ mới hợp ca, hát bè ăn mừng chào đón.

Đến lượt ông Tá chưng hửng:
-Ừ nhỉ! Cụ bà bao năm qua chắc đã hát : Thôi là hết …ôm nhau từ đây, vậy thì hà cớ gì cụ ông lại tuyên bố mạnh dạn đến thế nhỉ? Chết rồi, nguy to rồi! Ha ha ha …
Bà Tá già chưa hết ngạc nhiên khi thấy ông chồng bỗng nhiên cười lớn, thì ông lại tiếp:
-Kỳ này rắc rối thật rồi đó bà! Loạn! Loạn đến nơi rồi. Hổng hiểu thần dược sẽ biến thành thần gì đây, hổng lẽ thành …thần sầu hoặc nảy sinh ra những chuyện thần thoại?
-Hình như nãy giờ em vẫn còn đi trong buổi sáng sương mù ở Luân Đôn phải hôn mình?
-Dù bà có đi trong trưa nắng ở Houston chưa chắc bà đã thấu hiểu được hết những uẩn khúc, những tâm tình, những mặc cảm lẫn những nỗi lòng thòng của đám đần ông chúng tôi đây. Bao nhiêu năm rồi có quá nhiều người “có những niềm riêng mà không thể nói…”( sơ sơ có khoảng 30 triệu người trên xứ Cờ hoa), đã không có cơ hội làm tròn bổn phận, nhưng đành nuốt hận làm vui, bây giờ nhờ thần dược ra đời, có cơ hội vùng lên, nhưng bị …đắp mô, cái điệu này chắc có nhiều vị mừng hụt. Ơ hơ ! Còn nếu muốn làm cách mạng, chắc phải đăng báo tìm người, hoặc phải mình ên đi tìm …động hoa vàng, lạc lối thiên thai, may ra mới giải tỏa được nạn cấm vận bấy lâu. Nhưng kẹt nỗi, người dân bản xứ thì có vô số khu giải trí mở cửa đón khách, còn dân tị nạn buồn nếu không rành đường đi nước bước chỉ còn biết ca bài “ Anh đi về đâu mà tìm hoài sao không thấy…Ổ” thiệt cũng rầu hết biết.
- Í cha, bây giờ thì em hiểu ra rồi, nhưng theo em nghĩ, hình như thần dược gì đó có hại lắm lắm..,
-Này này, ai cũng khen Vi-ag-ra là thần dược, người sáng chế ra là ân nhân, còn bà phàn nàn nà tại nàm thao?
-Thì dân Tây dân Mỹ có cơ hội giải toả niềm riêng, là chuyện của họ, chẳng hạn như mấy ông chồng cứ âu sầu, ủ rũ như con gà chết, khiến mấy bà vợ buồn triền miên, bây giờ vui vẻ cả nhà là vô cùng quí hoá, nhưng đối với những người tị nạn buồn thì em thấy hại nhiều hơn lợi.

- Bà thử nói những cái hại nghe coi.
-“Bội ước lời thề” vì trước khi cụ bà cưỡi hạc qui tiên, có lẽ cụ ông (chỉ một số thôi không quơ hết) cũng có hứa sẽ gặp nhau ở cõi trên với mối tình chung thủy còn lại, đùng một cái cụ ông đi tìm người để thử thuốc, hổng phải bội ước là gì. Còn cái mục cha già con muộn mới tội nghiệp làm sao, (nhiều khi thấy một cụ ông ôm thằng cu tí vào lòng cứ ngỡ là cháu nội, thấy tội làm sao!), rồi nạn con rơi con rớt nữa mới phiền hà, chưa nói chuyện già cả mắc bịnh đau lưng, cụp xương sống, khiến chính phủ phải chi thêm tiền trả cho thầy thuốc đấm bóp, chạy điện nếu người bịnh đang hưởng medicare. Ngày trước chưa có thần dược đã có màn uýnh ghen độc đáo, huống gì bây giờ. Có mấy mối tình “Táo quân” coi bộ đằm thắm, dù bên ngoài là bạn nhưng chắc gì bên trong ưa nhau, nhưng hổng dám choảng vì sợ mỹ nhân bỏ, chứ mấy “Sư tử Hà đông” mà lên cơn thì khỏi bàn, có bà đã dám ra nằm ngửa ngoài đường trong tình trạng…xếch-xy-xô một trăm phần trăm để bỉ mặt ông chồng già và làm cho chị đàn bà kia phát ớn. Có ngài lại còn làm đảo lộn cuộc sống vốn đã yên lặng từ khuya, vì đã không thể mang lại niềm vui cho người khác. Bây giờ muốn thử thời vận, bèn sắm ..tắc-sì-tồ, rồi đi rước một em về xây “lâu đài tình ái”, nhưng lâu đài đâu chưa thấy , đã nghe chàng ngâm nga “ Từ ngày rước Em về, nhà mình đầy tiếng… chửi thề” làm ô uế không khí trong lành vốn đã được nâng niu, ấp ủ từ lâu, còn chuyện ly dị nữa…,

- Xí!, đâu phải có thần dược ra đời mới …ly. Người ta có thể ly dị với trăm ngàn lý do to nhỏ trên cõi đời ô trọc này, nằm chung giường mà ngáy to quá cũng bị đối phương đưa ra tòa đòi ly dị. Hổng có tình thương với chó mèo cũng bị …ly, đi shopping nhiều quá cũng …ly, v…v….Nhưng những người đó có thể không yêu nhau thật lòng, còn những kẻ sống với nhau qua bao nhiêu chục năm, từng chia ngọt xẻ bùi, mà tới hồi “gậy ông” không chống đỡ nổi thì để ông thử thần dược, chắc bà cũng hỉ xả chấp nhận thôi.
-Còn chuyện ếch nhái nữa chi, hồi trước chưa có “NÓ”, mà nhiều người đã than phiền quá nhiều rồi, bây giờ giúp quí ngài có thêm… lực đẩy nữa , hổng biết bịnh hoạn lan nhanh đến cỡ nào, hổng biết chính phủ phải tốn thêm bao nhiêu tiền mua thuốc nữa, còn cái mục sai-ép-phéc nữa chi, nghe đâu người dùng thuốc có thể bị mờ mắt trong thời gian 30 giây đầu tiên, nếu dùng thường xuyên sẽ bị tăng độ mờ lên, có thể 60 giây rồi lên tới 3 phút, đến một lúc nào đó, trước mắt mình còn lại là …mờ mờ, ảo ảo, thấy vợ người mà cứ hăng hái “this is my house” là khổ nạn, chưa nói tới chứng bịnh tim mạch mà các ngài từ lâu mắc phải, từ hồi nẳm giờ mấy cái mạch máu đó nó tắc nghẽn nằm yên, giờ bỗng dưng thuốc chảy vào làm khai thông, khiến nó vùng lên, rồi cứ giữ nguyên trạng thái lúc khởi sự, có chết người không, chẳng lẽ cứ ngồi một chỗ “ôm” chịu trận? hoặc mấy ngài kiểu mẫu thời trang phải sáng chế ra kiểu quần đặc biệt để mặc vào che bớt chỗ đó đi (Ở nước xã nghiã ta hiện nay đã có nhiều người phải đến nhờ bác sĩ giải phẩu dùm cho nó trở lại trạng thái bình thường vì sau khi dùng thuốc, xài xong thì nó không chịu …trở về chốn cũ!).
-Hình như bà lo dùm cho thiên hạ hơi nhiều đó nha, bà cũng làm tôi chột dạ…


Sau một hồi im lặng bỗng bà Tá ngần ngừ lên tiếng:
-Mình ơi! Em muốn…
Ông Tá già mới nghe qua đã nhanh nhẩu ôm chầm bà vợ già thì thầm:
-Có muốn cũng phải chờ… một tiếng đồng hồ sau!
-Mình nói cái gì một tiếng, em nghĩ chắc phải lâu lắm.
Đến lượt ông hốt hoảng, lắp bắp:
-Bà… muốn..muốn nhiều …nhiều sao tui chịu nổi?
-Mình biết em muốn cái gì mà chịu không nổi, em đang muốn có một cơ sở để làm thuốc …ngăn!
-Hú hồn! làm giật mình, sợ muốn teo luôn, giờ muốn “nổ” cỡ nào đây nói nghe thử coi,
-Muốn chế thuốc DE-VI-AG-RA!
-Cái gì?
-Mình biết chữ DE tiếng Tây đọc là… ĐƠ, là ngay đơ như cán cuốc, tiếng Việt ta đọc là ĐI, nhưng để có âm thanh giống “Tây sình” nên bà con thường bỏ thêm dấu huyền đọc là ĐÌ . Đì hiểu theo tự điển của Lê văn Đức có nghiã là… “dạ dưới, phần bụng dưới rốn, theo luật đánh võ của Hồng Mao là cấm đánh dưới đì. Đì còn là bìu dái, hạ nang, túi đựng hai …trái dứng, còn có nghĩa là nẹt, mắn, dùng lời nói nặng đì cho một trận”. Ở đây hổng nói tới chuyện bụng dưới bụng trên gì ráo trọi, dù rằng thuốc uống vào cũng sẽ chạy tuốt vô bụng, mà sẽ nói tới nghĩa “đì cho một trận”, nói nôm na là cho nằm yên một chỗ không cho cựa quậy, ngóc đầu lên nổi, như ngày xưa hồi còn ở bên nhà, có những người lính lỡ không chịu cúi luồn quan trên, không đưa tiền cho bà nhớn nơi cửa hậu (chỉ một thành phần không tốt mà thôi) cứ y như rằng bị quan ông “ĐÌ” !!! Tóm lại, đì có nghĩa là giữ lại, níu lại, dìm xuống .v.. v. Vậy nếu có thứ thuốc de-vi-ag-ra ra đời , có phải là giữ cho gia đình, xã hội được ở mãi trạng thái yên bình cũ không cơ chứ?.
- Bà vừa vừa thôi, mới thấy bọn đần ông chúng tôi có thần dược ra đời đã đem lòng ganh tức, đố kỵ, kỳ thị rồi. Cách đây khỏang .gần nửa thế kỷ, khi viên thuốc ngừa thai của quí bà ra đời, dù thỉnh thoảng trật tự xã hội có đảo lộn, mấy bà có đi ăn vụng chút đỉnh (chỉ một phần tử nhỏ nào đó mà thôi) thì cũng xuôi chèo mát mái, chả ai biết đâu mà rờ, ngoại trừ khi bị tổ trác xơi phải thuốc lép, nên mới vướng phải cái của nợ trần ai. Nhưng mà bà thấy hôn, đần ông chúng tôi đây vẫn vui vẻ chấp nhận, có người còn ra tay nghĩa hiệp, coi đứa bé vô tội khác nào con ta, lại trầm trồ xuýt xoa, chẳng hề than vãn kêu ca, có khi bị cô nàng mắng la, chàng còn ngửa cổ cười ha ha, có khi còn ngỡ mình là Tô đông Pha, dù dòm trước dòm sau chàng chẳng có sành gì tới chuyện thi ca. Đấy ! bà có thấy cánh đàn ông chúng tôi cao thượng chưa? Mãi đến gần đây, chúng tôi mới được ân sủng của Người ban phát, sao bà lại có ý cản địa?
- Làm gì mà nổi nóng dữ vậy? để em nói tiếp cho mình nghe.
- Nói gì thì nói lẹ lẹ lên!
- Thì mình nín đi để nghe em nói chứ!
- Bà hổng nói sao biểu tui nghe!
- Mình hổng chịu nghe sao biểu em nói!.
-Bà có nói đâu mà biểu tui nghe!
-Mình có nín đi để nghe em nói hay tối nay ra ngủ ở phòng khách?...
Ông Tá thở dài thườn thượt đành quay đi chỗ khác chơi, vì ngủ ở Sô-pha có khác nào uống nhằm …. deviagra…