Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018
MEMORIAL DAY : BA Ở ĐÂU? CON VẪN ĐỢI NGƯỜI
Ba
ơi! Con đợi lâu rồi
Con
tựa phiến đá ngủ ngồi nghe ba
Chúng
con mong ba về nhà
Nhưng
sao lâu quá mà Ba chưa về?
Mỗi
ngày con ra cửa chờ
Sau
khi đi học con về đợi ba
Mẹ
nói Ba đã xa nhà
Đi
về nước Chúa thật xa lâu rồi
Nhưng
con vẫn đợi Ba ơi!
Vì
Ba của bạn đến chơi trường hoài
Cô
giáo có gửi thiệp mời
Con
đem về để chỗ ngồi của Ba
Nhưng
con thấy mẹ khóc òa
Nói
trên tấm thiệp tên Ba không còn
Ba
đi phục vụ nước non
Tham
gia chiến trận khi con chào đời
Ba
chưa từng thấy con cười
Chưa
lần bồng ẵm vì người ở xa
Mẹ
nói mẹ rất yêu ba
Yêu
từ trường học yêu ra trường đời
Ba
có lý tưởng rạng ngời
“Bảo
vệ Tổ quốc” vào nơi quân trường
Ba
thật anh dũng, kiên cường
Tham
gia trận chiến “Anh hùng bội tinh!”
Mẹ
nói mãi mãi không quên
Ngày
con mở mắt cấp trên gọi về:
“Xin chia buồn với bé thơ,
Với
gia đình mẹ. Ba vừa hy sinh!”
Mẹ
nói đất trời rung rinh
Nhưng
con nào biết Ba mình ra sao
Bây
giờ Ba ở nơi nào?
Nhớ
vô trường học để chào cô con
Bữa
nay ở lớp mầm non
Cô
giáo nói đến “Me-mo-rial ngày’!
Có
mấy bạn nhỏ giang tay
Ôm
con mà “hug” mặt mày buồn xo
Có
bạn còn nói thật to:
“Ba
bạn anh dũng nước nhà ghi ơn!”
Lời
này cô dạy hết trơn
Chứ
bọn chúng nó tuổi con thôi mà.
Đến
trường mới học ê- a
Làm
sao biết được là ba anh hùng?
Bữa
nay con không đến trường
Mẹ
nói ngày “lễ Trận vong” nước này.
Rồi
mẹ dẫn con ra đây
Mẹ
ngồi mẹ khóc con ngây ra nhìn
Anh
John chỉ vào tấm hình
Xuýt
xoa mà nói: “ba mình đây em!”
Con
nhìn cũng thấy quen quen
Mỗi
ngày con thấy nơi bàn của ba.
Ba
ơi ! hãy mau về nhà
Chúng
con với mẹ vẫn chờ Ba đây!
Lê
thị Hoài Niệm 2018 (cảm tác từ tấm hình trên)
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018
TRUYỆN PHIẾM :MI TU!
Một khoảng thời gian trước, mỗi lần mở máy
“vi tính” có tin tức từ Việt nam, bất cứ chỗ nào cũng gặp hình ảnh, bài viết,
phim ảnh, lời bàn,…về một trận đá banh để giành chức vô địch gì đó của những
“cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi trong nước ta. (U-23) ”. Nhất là hình ảnh của những
“người đẹp chân dài” mà nhà nghèo quá nên ăn mặc thật thiếu vải, cứ
như là chỉ mặc…áo da, đồ lòng, đồ lót gì cứ phô ra ráo trọi. Ấy vậy mà còn đi
tới đi lui, cọ xuôi cọ ngược vào người của các cầu thủ trẻ trên chuyến bay trở
về, sau khi mới “tranh hùng” một trận banh quyết liệt mệt bở hơi tai vì phải
chạy đấu thục mạng trên tuyết, vừa lạnh vừa run…. Tội nghiệp mấy cầu thủ trẻ
rất cần một sự nghỉ ngơi đúng nghĩa khi phải trở về trong …thua trận vừa buồn
vừa giận. Nhưng làm sao đây khi mà các em cứ bẹo tới bẹo lui (không thấy ai nói
có …mùi gì không?), còn đòi chụp hình chụp ảnh chung để làm…kỹ nghệ cho mai
hậu. Thôi thì “không nỡ chối từ” nên cũng phải …chìa bắp vế…mỏi cho mấy em ngồi
lên, chứng tỏ “tình thương mến thương” giữa người hùng và mỹ nữ. Đây là
chuyện ở nước Việt nam cộng sản hiện tại!
Nếu những “cậu cầu thủ bóng tròn” trẻ tuổi U
23 này mà sinh sống ở xứ Mỹ, và nếu là “công dân” Mỹ thì mai kia mốt nọ, mấy chục
năm sau, con đường tương lai của các cậu chắc sẽ đi vào ngõ cụt, “ngóc đầu” lên
không nổi. Dĩ nhiên lúc đó họ đã già rồi, nhưng sẽ bị mấy em (cũng già chát luôn)
…đè đầu xuống, triệt tiêu luôn. Ngày đó các em sẽ đưa “vật chứng” ra trước báo
chí mà khai rằng cách đây…mấy chục năm về trước, mấy người này đã…“sexual harassment”…tui.
Rồi hai em đưa, rồi cả lô em cùng đưa ra
hình ảnh hẳn hoi, rồi cùng đồng thanh hợp xướng:“MI-TU!”, Dù các “ông già” đó có ra ứng cử các chức vụ dân cử, hay làm truyền thông báo chí,
hay làm đạo diễn cho phim ảnh…đủ mọi ngành nghề có chút tiếng tăm, sẽ bị “tố” ráo
trọi! rồi cũng “thân bại danh liệt” luôn..Dù rằng các cầu thủ lúc được “chớp hình”
đã ở trong tư thế “bị động”.
Dĩ nhiên những người đàn
ông dù trai trẻ hay có tuổi, dù làm ‘ông to” hay chức nọ quan kia, dù là tên ăn
cướp hay vị tu hành, vân vân và vân vân, mà “nham nhở” với đàn bà con gái, sờ
soạng bậy bạ trên cơ thể người ta mà “không có phép”, hay chận đường để trêu chọc
bậy bạ, sàm sở,
đụng chạm vào thân thể người, dù khác phái hay cùng phái,v…v.. đều bị lên án và
trừng phạt gắt gao, tội nặng thì bỏ tù, nhẹ hơn thì đuổi việc và cấm lại gần đàn
bà con gái (mấy tên này ế dài dài là cái chắc). Nhất là những người có thú tính
“hiếp dâm” đàn bà con nít, những kẻ này cần phải bị “cắt của quí”
để trừng trị dù đã phải ở trong tù. Nếu tình trạng xảy ra với tính cách “bề hội
đồng”, làm cho nạn nhân bị chết, tội đó chắc không nhẹ, luật xưa xử là phải “mạng
đền mạng” mới xứng đáng với tội đã làm.
Nhất là mới đây, đọc tin thấy bên Ấn độ,
những tên dâm tặc bắt một cô gái đi trên cùng chuyến xe bus để hãm hiếp, đến nỗi
cô gái tử vong thật thương tâm. Quá dã man. Tội này mà theo cách xử phạt của
Quan ngài mặt đen Bao Công bên Tàu xưa, “trảm đầu đao” phải đem ra dùng là cái
chắc. Không thể dung thứ được, nuôi trong tù càng thêm tốn tiền của người dân…đóng
thuế. Nước
Ấn độ là nơi có nhiều ..người thú, cứ chận đường con nít, thiếu nữ để hiếp dâm,
dù chính phủ có ra lệnh xử tử những kẻ hiếp dâm con nít dưới 12 tuổi, vẫn chưa thỏa đáng, phải xử tử ráo
trọi mới đáng tội. (Nhưng ở nước xã nghĩa VN, thì mấy tên có quyền có thế, đã
xem con gái, đàn bà như “đồ chơi” để chúng… giải trí, hay đem rao bán như hàng
cá hàng tôm, hoặc chơi xong rồi “thủ tiêu” như bác Hồ của chúng, nên miễn bàn ở
đây).
Nếu cụ Trạng ở nước ta
ngày trước đưa ra câu sấm: “Mười phần chết
bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình”, ai cũng khen ..sấm hay; chí
lý, nhưng nghiễm lại thì thấy nó…sao sao?. Hai bên uýnh nhau té khói, chết hết
bảy phần, còn lại ba phần chưa chịu dừng, uýnh tiếp nữa, chết hai đến khi còn
..một không chột cũng què, tìm đâu ra người để đánh nhau nữa mà không yên bình???
Thái Bình là đúng quá rồi. Nếu Cụ nói ngược một chút: “Mười phần chết bảy còn
ba, Còn hai-chết một mới ra thái bình” thì hoạ may. Còn hai người mà không uýnh
nhau nữa là yên bình rồi, đồng chí hướng uýnh nhau mần chi cho sứt đầu lỗ trán,
còn ai để tâm sự vụn, đề cùng chia xẻ buồn vui trong lúc ngồi bên bàn …nhậu?
Nhưng cụ Đồ Chiểu thì khác à nha. Từ đầu thế kỷ
trước, mà cụ cũng đã đoán được tình trạng xảy ra ngày hôm nay trên đất…Mỹ. Cụ đã
có ý giúp những người đàn ông để không bị …phụ nữ đến gần đụng chạm, lỡ mai kia
mốt nọ ra ứng cử chức to, hay là người nổi tiếng, có tiền bị các em ..tố ngược
thì khổ đời trai. Nên ý của cụ đã bày tỏ rõ ràng trong truyện Lục Vân Tiên, cái
đoạn mà chàng Lục ra tay nghĩa hiệp cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn Sơn tặc trên
đoạn đường đi về kinh ứng thí.
Trong lúc Kiều Nguyệt Nga kêu tì nữ Kim Liên sửa
soạn mở cửa xe…thổ mộ cho nàng xuống để gặp ân nhân mà tỏ lời cảm tạ cho phải
phép. Nếu người thường chắc là có cảnh hai bên…bắt tay nhau, rồi hỏi tên,
địa
chỉ, cho số…điện thoại để khi cần thì…liên lạc. Nhưng không! Cụ Đồ Chiểu đã …chỉ
dẫn cho Lục Vân Tiên đưa bàn tay ra phía trước mà ngăn cản liền (người quân tử
mà!), mà rằng: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai!”. Lục Vân Tiên rất “chín chắn” trong việc
nhìn người? Dù đã ra tay nghĩa hiệp cứu người, nhưng phải xem cho kỹ…đối tượng
ra sao? Gặp người thục nữ chính chuyên đẹp mê hồn thì hỏi tên hỏi họ để còn liên
lạc về sau, gặp nàng…cà chớn chắc chàng dông lẹ. (hồi mới học cứ tưởng Lục Vân
Tiên cùng…phái với nàng Nguyệt Nga nên ..thẹn thùng). May mà Kiều Nguyệt Nga lúc
đó là người tai giỏi, cũng là “hoạ sĩ” siêu việt, dù ngồi trong xe, chỉ he hé tấm
màn cửa, mà đã nhìn kỹ được “dung nhan” người hùng, đã phác hoạ y hệt “chân
dung” của chàng, để rồi sau bao nhiêu năm truân chuyên gian khổ, nhờ tấm hình lúc
nào nàng cũng mang kè kè bên người, đã giúp nàng gặp lại được… người xưa trong
căn chòi lá vào một đêm mưa gió bão bùng, ngoài trời tối đen như mực, (vì trời
tối nên chàng Lục mới thất lạc đoàn quân mà chàng là…nguyên soái ?). Nếu không
nhờ tài họa của nàng, chắc gì mối lương duyên được kết nối “sắc cầm hoà hiệp”,
với cái lối …khoan khoan ngồi đó chớ ra…? Gặp nhau mà không “tay bắt mặt mừng”
thì làm sao có cảm để mà nhận? Nhưng biết đâu vì chàng không sàm sở, không nham
nhở ôm “hug” mà nàng nhớ mãi suốt bao năm dài?
Thấy chưa? ngày đó Cụ Đồ Chiểu đã đoan
chắc rằng thì là con gái con trai phải “thọ thọ bất tương thân” rõ ràng như lời
“khổng tử” dạy từ xưa, người nào ở yên vị trí đó, muốn nói chuyện gì thì cứ tự
do phát biểu ý kiến từ xa chứ không được lại gần, lỡ chàng thấy nàng đẹp quá, cầm
lòng không đậu, lại ôm một cái để chứng tỏ “tình thương mến thương”, mà theo thống
kê thời nay cho biết, cái “máu ba mươi lăm” trong …con người ta từ xưa tới giờ
nó cao lắm lắm. xin trích:
“Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của
trường Đại học Ohio State University, do giáo sư Terri Fisher làm trưởng nhóm.
Kết quả được đăng trên tờ Journal of Sex Research, số tháng Giêng 2012. Họ tiến
hành trên 120 nam sinh viên và 163 nữ sinh viên, tuổi từ 18 đến 25. Kết quả,
trung bình một người đàn ông nghĩ về sex 19 lần một ngày, và đàn bà là 10 lần một
ngày. Đó là con số trung bình. Tính riêng lẻ, thì đàn ông nghĩ về sex từ 1 lần/ngày
đến 388 lần/ngày, còn đàn bà thì từ 1 lần/ngày đến 140 lần/ngày, tuỳ theo thể
chất, môi trường xung quanh, mức độ hormone trong cơ thể mỗi người,...
*
Bác sĩ Louann Brizendine, tác giả quyển “Female Brain”, viết trong sách của bà:
“Men think about sex every 52 seconds, and women once a day...” (ngưng
trích từ bài viết vui của t/g Gia cát L òa
trên net)
Hoặc nàng ái mộ ân nhân của mình, mà muốn
ôm “hug” một cái để trả ơn chàng, thì rồi mai kia mốt nọ, nếu họ lấy nhau thì tốt,
còn nếu có vấn đề “xích mích” nhau, không lấy được nhau thì hậu quả khó lường (lỡ
gặp người họa sĩ giỏi như nàng NN, chứng cớ rành rành khó mà chối cãi)...
Tiếc quá, nếu cụ Đồ ngày
xưa kia đầu thai trên đất Mỹ, cụ đưa ra những điều “ắt có và đủ” cho những
thanh niên gương mẫu phải làm theo như chàng Lục Vân Tiên, thì bây giờ chắc cụ
sẽ được nhiều người đề nghị khắc tên trên bia đá để ghi công!.
Bây giờ ở trên đất nước
Cờ Hoa này, mấy quí nương nào thật trẻ đẹp, giỏi, lại khôn ngoan, chưa có người
phối ngẫu. Coi như có đủ điều kiện để…chọn chồng, đề nghị quí nàng nên chọn chồng
làm chính trị, hay làm truyền thông báo chí, hay những công việc dễ nổi tiếng.
Nói chung là “nhân vật” được nhiều người biết đến, đoan chắc ngàn phần trăm, các
nàng khỏi chịu cảnh “phòng không chiếc bóng” mỗi đêm về. Vì chàng không phải bận
rộn lo cho “đối tác”, để nếu bị…rò rỉ thì coi như “đường tương lai…. tàu hũ dưa
leo, ai chưa ăn chưa phải là nghèo..”, khi mà các người đẹp từ trong các ngõ ngách
nào không biết cùng “can đảm” nhảy ra đồng thanh cất tiếng “mi tu”, thì các chàng
chỉ còn cách cuốn gói về nhà đuổi gà cho vợ, có khi gà bị vợ…bán ráo, chàng chỉ
có nước …húp cháo sống qua ngày... (Chuyện ngài cựu TT Cờ-Lin-Tơn đem người đẹp
vào “toà nhà trắng” hú hí hu hi để lại cái chi chi, thì đã thành…dzĩ dzãng không
dzễ gì dzấu dziếm, nhưng không ai khơi lại, vì chỉ có một nàng Monica độc nhất
trong lúc đó. Còn nhiều nàng ở những thời điểm khác nhau, cũng đã nhảy ra đồng
thanh lên tìếng “mi-tu”, nhưng cũng bị dẹp êm ru, nhất là khi các ngài mệnh
danh là …truyền thông dân chủ đã lãnh đủ các khoản tiền?)
Nhưng thời bây giờ đã
hoàn toàn khác. Người nào mà muốn ra làm chính trị, hay bất cứ ngành nghề nào nổi
tiếng, sẽ ắt có nguyên một “đoàn thanh tra” (lãnh lương từ tiền đóng thuế của tất
cả người dân đen à nha) đi lục lọi từ hang cùng ngõ hẻm, ngóc ngách trong nhà,
để tìm xem từ trước đến nay có em gái nào đi…lạc vào nhà xin tá túc qua đêm tránh
cơn dông bão không? hoặc tìm các “động hoa vàng” xem có ai ghi lại tên chàng một
lần ghé bến…? Chết cha các chàng luôn, khi mà đã “bị” nêu tên lên đoạn đầu đài,
sẽ có màn xem vô số người đẹp xếch-xi đồng thanh cất tiếng “MI-TU!”. Họ ở đâu
không cần biết, cứ nhảy ra hè nhau “bề hội đồng”, khiến chàng hầu như không ngóc
đầu lên nổi, dù thời gian xảy ra không biết bao lâu, rằng, lúc “gặp nhau” đó (
nếu có ăn bánh trả tiền? đàn ông mà!), biết đâu nàng đã hát câu “nghề của em thấy tiền mắt sáng…!” cũng…OK
SALEM, nên cứ thỏn thẻn: “Sao anh làm em
mệt?”híhíhí….
Mới đây, một ông, nguyên
là chánh án ở Alabama, ra tranh cử chức nghị sĩ tiểu bang của đảng Cộng Hoà, đang
hồi tranh cử quyết liệt giữa hai đảng, có mòi…thắng thế. Tự nhiên có bà “nhảy
ra” chỉ đích danh ông ta từng “trêu ghẹo’ bà lúc còn rất…trẻ, trong khi ông chỉ…mặc
quần xì líp mà không mặc quần dài….(hahahah). Rồi nhiều bà cũng nhảy ra “mi
tu”. Mèn đéc ơi, gì kỳ vậy? đã “mấy chục năm qua”, đố “thằng cha nào” nhớ nổi
em tên gì, ở đâu? (nếu không phải bồ ruột), chứ đừng nói mặc quần gì. Ấy vậy mà
nhiều người cũng “tin” quá xá. Ông…thua
suýt soát! Cái vụ... sexsual gì đó coi mòi quan trọng hơn tài năng làm
việc, lãnh đạo của một con người thời nay? “hồng hơn chuyên”.! Đạo đức đi trước,
chức tước đi sau! Dĩ nhiên những người chủ đích phá đời con gái, phá gia cang hạnh
phúc người ta thì nên đem đi câu sấu lâu rồi.( Ai dám bảo xứ Mỹ đạo đức suy đồi,
con người tự do sống buông thả?, nên con …hư cứ đổ lỗi “bắt chước nếp sống Mỹ”,
còn khuya!)
Ngày xưa, tại tiểu bang
OK, có bà luật sư da màu Anata Hill, cũng “tố” ông chánh án Thomass cũng da màu
về cái tội…trêu hoa ghẹo nguyệt rồi bỏ bà đi…cưới vợ da trắng, mèn ơi làm bà
con cứ “”theo dõi” trên TV cả ngày lẫn đêm. Mấy ông dân biểu, nghị sĩ quốc hội
lãnh tiền từ thuế cuả dân, dù không…quỡn, cũng phải ngồi nghe “điều trần” cái vụ
họ “dê nhau” này mất cả tuần lễ, coi vui ghê là vui. Cuối cùng, vì không có nhiều
bà nhảy ra cùng “mi tu”, nên ông thoát và được vào ngồi một trong chín ghế của
tối cao pháp viện đến nay.
Chuyện từ ông tài tử da
màu Bill Cosby mới độc đáo, đã bị hằng tá bà (khoảng 60 bà) từ đâu không biết nhảy
ra “mi-tu” đã làm ông thất điên bát đảo, vào tù ngồi bốc lịch dù
đã quá bát tuần. Không biết từ khi còn trẻ, nếu lúc nổi danh như cồn, ông đã cố
ý…tù ti tút tít? vì ỷ có tiền tài, danh vọng, dùng “uy quyền” để bức ép người
ta,
bỏ thuốc mê trong rượu để “hưởng lạc thú cuộc đời” với các kiều nữ đủ màu da,
thì kết quả như vậy cũng rất đáng đời. Hay các bà thấy ông có
tiền tài, danh vọng, bèn nhào đến cạnh ông để cầu may được tu? Mà
sao trong ngần ấy năm dài ông vẫn “ngự trị” trên TV show, để “dạy” con nít (có
cả người lớn) về lối sống lành mạnh, cách xử thế ở đời. Có thể
nói với người da
màu, một thời ông đã là tấm gương sáng về “đạo đức” cho bao nhiêu người. Đùng một
cái, có em… già nhảy ra tố ông “sách nhiễu tình dục” bà, rồi nhiều em khác nhảy
ra cùng đồng thanh hát lớn: “mi-tu”, kiện ông ra hầu tòa lia chia, mất ăn mất
ngủ, suy nghĩ quá…mờ cả mắt, kết quả bị vào nhà đá ngồi bốc lịch vì chuyện “mò
gái” từ đời xửa đời xưa, mà bây giờ mới “tố”. Không hiểu gì hết? Ông đang ngồi
tù biết hỏi ai đây?
Thời đại này hai chữ
“mi-tu” vô cùng quan trọng., Có tài giỏi đến đâu, mà trong đời sống hằng ngày,
có tật gặp đàn bà con gái ưa dòm ngang ngó dọc, chọc ghẹo lung tung, sờ mó bậy
bạ, ôm “hun” không đúng chỗ, (tỏ tình trên net còn chết nhanh nữa, vì có chứng
cớ đàng hoàng)vv…vv, để
rồi bị một lô các bà góp tiếng “mi-tu” là coi mòi …cuốn gói về nhà sớm, như mấy
ông làm truyền hình nổi tiếng đài NBC, CBS…mới đây chẳng hạn. Mấy ông này chắc
cũng “ỷ quyền, cậy thế” dữ dằn lắm, tưởng mình là nhất thiên hạ, ai gặp cũng mê,
nhưng khổ nỗi, người để cho mấy ông ghẹo cũng…nổi tiếng như mấy ông dzậy, lời nói
của người ta cũng “có giá ngàn vàng” nên “mi tu” của họ là có người nghe, và
tin tưởng chắc…đúng.
Mi-tu, hai chữ cụt ngủn
tưởng đơn giản, nhưng giá trị siêu quần thật, có thể làm “thân bại danh liệt”
những ngài xướng ngôn viên kỳ cựu, những chính trị gia lão luyện trên chính trường,
hay những tài tử nổi danh như cồn…
Nhưng mấy tuần nay, “tội
nghiệp” cho các ngài trong quốc hội, làm việc cho dân, lãnh tiền của dân đóng
thuế, làm việc “ích quốc lợi dân” đâu chưa thấy, cứ kéo nhau ra trước…ghế, ngồi
“tra khảo” cái em xexy “vòng ngoài bảy chữ vòng trong tám nghề”(TK) trong hàng
ngũ “mi-tu” từ hồi năm nẳm nào, đang tố người có quyền, có chức là ông “đương
kim TT”, xem thử thuở trước ông đã…tù ti tút tít “kiểu gì gì” mí em? Cái chuyện
này nghe kỳ cục nhất từ trước đến nay. Trong khi ông TT được thắng cử “vẻ vang”
do dân bầu lên, đang có trăm công ngàn
việc từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, từ trong nước ra tới thế giới phải giải quyết
đến “đâu cái điền”(điên cái đầu), không biết có người nào “góp ý xây dựng” thêm
không? mà cứ “níu kéo” ông vào ba cái chuyện “gái gú dơ bẩn” tào lao này thì làm
sao ông mần việc nước được hở trời?
Chuyện đàn ông “ăn bánh
trả tiền” xong rồi đi chỗ khác chơi là chuyện thường tình trong trời đất từ xưa
tới nay (bên Thái Lan và một số nước trên thế giời đã cấp “bằng hành nghề” cho
các “chị em ta”), ( cái kiểu của cụ Tú mình ngày trước "cao lâu thường ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường" bị kiện ra ba toà quan lớn và bị ngồi tù là cái chắc) nếu ai nói ngược là không…sống thật, ngoại trừ mấy vị chân tu.
Đối với một người nhiều tiền, lắm bạc, danh nổi như cồn, thử hỏi mấy em..xếch
xy, thích dùng “bảo bối” trời cho để tiến thân, hỏi có em nào không muốn được sự
chú ý nâng đỡ của các “đại gia” ấy nhỉ? tại sao các quan ngài làm luật cứ phải quan
tâm chuyện “mi-tu” của các “chị em ta”? Chẳng hiểu gì cả ??? Phải chi các em “bị” là con gái nhà lành,
là nữ sinh viên thực tập như em Monica chẳng hạn, được
ngài TT mang vô tận “nhà trắng để làm ăn” có chứng cớ rành rành, thì tội ông to
lắm, bị “truất phế” là đáng đời, được toàn dân “ủng hộ” đạp ông xuống mà không
cho giơ tay khiếu nại. Đằng này, chỉ là một “em gái nạ dòng” chuyên đóng phim
sexy, có gì mà đáng trân quí!??? Thật tình ở xứ Mỹ này có quá nhiều chuyện mà
người dân bình thường không cách chi hiểu nổi.
Còn những chốn ăn chơi
trác táng, chắc chắn những người con gái lương thiện, học hành, có giáo dục tử tế, làm việc đàng
hoàng, những người đàn bà chính chuyên không léng phéng đến những nơi này đâu à,
nên khó có chuyện bị đàn ông có danh, có tiền “xâm phạm tình dục”, nếu không phải
“tự nguyện”?
Thật ra thì hai tiếng
“Mi Tu” hay “Du Tu”(me too, you too) tự nó có nghĩa rất dễ thương, đâu có làm
ai khó chịu nếu mình dùng tự nhiên, vui vẻ. Một đám bạn chơi với nhau, muốn trả
lời một câu hỏi gì đó không cần suy nghĩ nhiều, hai ba người
cùng một ý tưởng, suy nghĩ giống nhau, thì khi được hỏi,…hà tiện lời nói bèn xướng…mi-tu
hay du tu! rồi cười ha hả. Nhiều khi chữ mi-tu cũng khiến người cười quá mạng. Chuyện
kể từ người bạn SVSQ Không quân ngày trước đi du học sang Mỹ, trong những ngày đầu
tiên được nghỉ phép đi ra phố chơi. Khi vào tiệm “order” thức ăn, với một tốp
người trước sau xếp hàng chờ đến lượt, hễ cứ người trước gọi cái gì, thì người
kế tiếp chẳng cần “nghiên cứu”gì cả mà cứ “mi-tu” cho tiện việc, nhiều lúc cô
thâu ngân Mỹ cứ ngẩn người ra vì nghĩ thầm sao nhóm người An nam này …ăn gì như
hạm vậy? Thì ra anh chàng đi trước thấy cái hình bánh Pizza hấp dẫn, chẳng biết
kích cỡ ra sao, ngon dở thế nào, cứ nhắm mắt chỉ đại cái
..lớn nhất, bự tổ chảng có thể đến ba người ăn, mấy người đi sau chưa từng nhìn
thấy bánh, cũng bắt chước bạn mình mà cất tiếng “mi-tu” ráo trọi khi được
hỏi, nên lúc bánh được đem ra, họ vừa cười lăn mà vừa phải ăn bá thở.
Nhưng chuyện “mi-tu” thời
nay đã khác!
Lê thị Hoài Niệm. 2018
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018
MỘT CHUYẾN ĐI-VỀ
Tôi không nghĩ sẽ có một
ngày, tôi và các bạn từ trường xưa Sư phạm Qui Nhơn tay bắt mặt mừng, kể chuyện
tíu tít, thăm hỏi vồn vã, nói cười rộn rã, tự nhiên, mà đã 47 năm trôi qua, từ
lúc ra trường đến nay, tưởng chừng không bao giờ gặp lại.
Từ Nha trang, nơi tổ chức
“Cựu SPQN khóa tám, họp mặt mùa Xuân 2018”, tôi chẳng nhận được thông tin nào
trực tiếp, chỉ loáng thoáng qua FB, có lẽ các bạn biết thân tôi “bệnh hoạn”,
không nghĩ là tôi có thể thực hiện một chuyến “đi-về”, dù các bạn nói xa nói gần
cũng rất muốn gặp tôi. Nhưng Ngọc Hoan lớp nhị ba thì khác, bạn ấy “rủ rê” tôi
thật ân cần, còn đưa cả ‘lịch trình” đi từ đâu đến đâu, ngày giờ và địa điểm,
tôi xem mà “háo hức” vô cùng, ước gì mình được tham gia cùng các bạn. Thì ra
Hoan “không biết gì” về bệnh tình của tôi bấy lâu nay.
Vị Bác sĩ “chăm sóc” sức
khỏe cho tôi, ông “phán” một câu làm tôi …mừng hết lớn, khi tôi đến khám bệnh định
kỳ và hỏi về chuyến đi: “chị có thể đi xa được rồi, nhưng nhớ cẩn thận, tất cả
mọi thức ăn, nước uống đều phải nấu chín, không được ăn trái cây mỏng vỏ, tránh
xa những nơi dễ bị nhiễm trùng, tôi cho chị thêm vài loại thuốc mang theo để ngăn
ngừa …”. Thôi thì lúc nào đi được, cứ đi, chứ …biết đâu!
Tôi vẫn mong ngày về lại
Nha trang, trước là gặp những người thân trong gia đình, cảm ơn những thân tình
của anh chị, các cháu trong những ngày qua đã thường xuyên hỏi thăm an ủi, khuyến
khích, chúc lành và góp lời cầu nguyện cho bệnh tình tôi chóng khỏi. Và cũng là
cơ hội để gặp lại các bạn bè năm xưa, chắc là vui lắm.
Phi trường Cam Ranh ồn ào
náo nhiệt, không như những năm trước nghe đâu vắng tanh như chùa bà đanh.
Đoạn
đường về nhà tôi hoàn toàn đổi khác, đường sá rộng rãi, nhà cửa hai bên đường
san sát, có nhà cao ngất ngưởng, đầy dẫy, đông đúc quá, người ta còn đang đào bới,
xây cất lung tung, ngay cả trong hóc núi hai bên đường. Cháu tôi, trên đường đi
đón tôi về còn giới thiệu thêm…hiện tình thành phố: “đất Nha trang bây giờ ở đâu
đâu cũng là đất vàng, chỗ nào rờ vào cũng đứt tay”. Chưa tới nhà mà đã nghe muốn…xỉu,
lại nghe cháu dẫn giải tiếp: “Người từ
miền Bắc tràn vào, có khi nguyên cả làng họ kéo vào đây hết!”. Thì ra là một sự
“di dân” từ Bắc vô Nam, chứ chưa hề có từ Nam ra Bắc(?) từ xưa đến nay. Thành
phố Nha trang lại càng khác xa hơn nữa, khách sạn nhiều tầng cao nghều nghệu chạy
dọc suốt đường biển mang tên vua Duy Tân năm nào, bây giờ đổi thành tên Trần Phú,
tên của một cộng sản gộc.
Đèn đường sáng choang,
xe cộ dập dìu chạy ngang xẻ dọc, xe hai bánh chạy loạn cào cào, xe bus dài thoòng
đậu san sát khắp nơi. Người đâu mà đông quá. Hóa ra, mấy lúc gần đây nhiều người
đã nói về sự “nhộn nhịp” của thành phố Nha trang không sai. Người Tàu đến Nha
trang nhiều vô kể. Họ được quyền “mua nhà” với giấy phép năm mươi năm của chính
quyền VN cấp, một thời gian dài để đủ cho họ “sinh con đẻ cái” và sống hợp pháp
trên lãnh thổ Việt nam. Nhiều khách sạn cao tầng họ cũng “thuê” hằng trăm phòng,
trả tiền trước và có khi…để trống khơi khơi. Họ đến Nha trang với diện “du lịch
không đồng”(?). Nghe nói là họ được chính phủ Trung cộng cho sang Việt nam mà
không tốn tiền vé máy bay, họ mua hàng hóa cũng từ “cửa hàng Trung cộng”,
đi
ăn nhà hàng cũng của…Tàu luôn, nên có một số tiệm buôn ở Nha trang mang bảng hiệu
chữ Tàu, tất cả “phí tổn” khi về nước Tàu mới trả. Nói chung, là dịch vụ buôn bán
ở Nha trang do người dân VN làm chủ không có lợi gì cả, chỉ có…rác thải từ những
người Trung cộng ăn to, nói lớn, ở bẩn bầy hầy khắp mọi nơi…
Người Nga lúc trước đến
đông, chỉ thích tắm biển và tắm bùn.Nhưng lúc này ít đi du lịch Nha trang vì ngại
người Tàu cộng(?).
Nhưng, dù sao Nha trang vẫn là thành phố thân
thương trong tôi, thành phố có quá nhiều kỷ niệm của thời mới lớn và đi dạy học.
Thành phố còn in lại bóng dáng của những “người hùng năm xưa”, nhưng bây giờ tất
cả chỉ còn trong nỗi nhớ. Ngả sáu nơi có “cư xá Sĩ quan vãng lai” năm nào, nơi
mà mỗi chiều đạp xe trên đường về, “người sĩ quan về nghỉ dưỡng sức” cứ ra đứng chận
đường dù là hỏi thăm dăm ba câu…vô nghĩa, bây giờ quán xá chiếm ngự. Quân y viện
Nguyễn Huệ, nơi tôi nhiều lần vào thăm “anh” nằm dưỡng thương trong đó bây giờ
cũng chẳng còn, mà là những dãy phố cao tầng, đèn điện sáng choang. Ngay cả
“nghĩa sĩ đường” (tôi không nhớ kỹ tên nhà xác quân đội) trên đường Lê Thánh Tôn, nơi mà năm xưa có lần
tôi chết siếng vì nhìn thấy những xác người Lính hy sinh không trọn vẹn hình hài,
bây giờ là một khách sạn, nhưng nghe đâu không ai dám ở, vì cứ bị “ma” phá hoài.
Và cả Trại “Hùng Cường” của hành chính tài chính trên đường Lý Thánh Tôn, mà có
lần tôi đùa vui cùng vị sĩ quan trong đó: “Thiếu
uý nhìn em thiếu úy cười, Bồ em Trung úy, thiếu úy ơi!” cũng đã thành …thiên
cổ. Phi trường Nha trang ngày xưa rộng thênh thang, nơi có căn cứ huấn luyện Không
quân, có cả Sư đoàn hai KQ trú đóng, nơi đã cho "nhà tôi" từ bấy đến nay, giờ bọn lãnh đạo nhiều quyền lắm thế đã
“chia lô” bán cho nhà thầu ngoại quốc (?), mà nghe đâu là người Tàu đứng phía
sau. Nhiều và nhiều nơi đã mất hút bóng hình. Tiếc thật.
Tất cả đã xa rồi, nhưng
có một nơi vẫn tồn tại để các bạn tôi tổ chức họp mặt trên đó: Nha trang hotel
năm nào.
Ngày xưa muốn vào sinh
hoạt ở nơi này chắc không phải dễ. Đây là hotel đẹp và nổi
tiếng, là bộ mặt nổi của thành phố Nha trang lúc bấy giờ, phải là người “có tiền”
mới bước chân vô. Nhưng hôm nay có ít nhiều đổi khác, nên các bạn trong Ban tổ
chức, nhất là người “nổi tiếng trong thành phố” như “lớp trưởng Sương”của chúng
tôi năm nào, đã chọn nơi này làm “điểm hội tụ” cho các bạn từ các nơi về trú ngụ
và tổ chức đêm vui.
Tôi đến nơi này vào buổi
sáng ngày họp mặt, đã thấy một số các bạn từ xa về ngồi sẵn ở sảnh đường. Ngoài
các bạn trong Ban tổ chức như Sương, Yến, Cường, P Mai, Tuyết, Kim Thoa, Bảy, thì
tôi chưa… nhận ra bạn nào cả. Ai vậy trời? “Mày” không nhớ “Tao” sao? Nhớ chứ
sao không nhớ? Uả mà bạn…tên gì? (hìhìhìhi), ngày đó tôi và bạn có sinh hoạt
chung không? Chưa gặp bao giờ thì làm sao mà nhớ hỡi trời? Nhất là mấy chàng
nam giáo sinh từ lớp sáu đến lớp mười, nếu không gặp gỡ nói chuyện làm sao mà…biết ?, ngoại
trừ lớp bảy là lớp cộng đồng, nên phải sinh hoạt chung, đi cộng đồng về miền quê,
nên có nhiều thân tình bạn hữu. thí dụ anh chàng Lê Xuân Quảng, ngày xưa đóng kịch
vào vai “bà mẹ Gio linh”, chính cá nhân tôi phải “hoá trang” cho chàng thành …bà
già khú đế để lên sân khấu trình diễn, và
các bạn trong ban hợp xướng của trường mà
tôi là thành viên trong đó, cũng như anh lớp trưởng tên Phạm Lùn mà đẹp trai nhất
trường thì ai mà không biết. Mỗi khóa có đến mười lớp, chia cho nam nữ năm lớp
đều nhau.
Người đầu tiên nhận ra là Phương Võ lớp nhị ba vừa vào đến, tôi cũng hét toáng lên sao bao nhiêu
năm Phương chẳng thay đổi gì nhiều, chỉ có “đẹp lão” thêm thôi. Huế, người đẹp
“Ban mê” thì tôi đã gặp lâu rồi, kỳ này vẫn đẹp. Nhìn ra…Trà Mi lớp tôi đây
sao? Cô bạn đẹp dịu dàng, với mái tóc thề buông xỏa ngang lưng, làm say đắm bao
chàng nam Giáo sinh thuở đó, bây giờ bạn ngồi đây với quá nhiều thay đổi, cứ như
là “bà mẹ của người bạn nước láng giềng” thay vì “mẹ Việt Nam!”. Nhưng Trà Mi vẫn
yêu đời, vẫn vui vẻ về dự họp mặt với bạn bè, tôi trân quí tình cảm của bạn vô
cùng.
Rồi các bạn nhị hai lớp
tôi từ từ xuất hiện: đây là nguời đẹp xứ Huế mộng mơ và có giọng ngâm thơ rất
tuyệt: Trịnh thị Vui. Rồi Nguyễn thị Thu, rồi Lý, Hương Sen - cô bạn lúc nào cũng
nhỏ nhẹ dễ thương. Rồi “mẹ Việt Nam Đàm Ái Mỹ”, người bạn cần cù, chăm chỉ từ tốn
trong từng câu nói, đã mang theo những tờ lưu bút ngày xưa chúng tôi viết cho bạn,
và “trao về khổ chủ” để làm kỷ niệm lúc cuối đời, thương quá là thương! Cô “bé
Tiến” xinh xắn vẫn đi bên cạnh cuộc đời của Thầy giáo Ngô Hữu Phước cũng vừa từ
Tuy Hòa vào, có người thắc mắc sao Tiến vẫn…bé xinh hoài, vậy mà ngày xưa làm
sao đứng trên bục giảng nhỉ? Có Xuân 50, nhưng bạn cứ im lặng cười cười, Ngô
Nhung với chàng Vũ nữa nè, “đôi uyên ương cộng chỉ số” hài hòa nhất lớp tôi, hát
cũng hay nữa. Rồi “thủ khoa” của khóa 8: Vương Thủy Tiên và người cộng chỉ số là
“Dân đẹp trai” của lớp sáu, người bị đám dân An Khê quá khích “mượn tạm” hai cái
răng cửa, khi cả đoàn chúng tôi đi làm “cổ động viên” cho đội bóng tròn của nhà
trường tham dự “trận đấu hữu nghị” và phe ta toàn thắng, phe..An Khê thua nên nổi
máu “anh khùng” vác đá ném chơi cho bỏ ghét!
Chúng tôi… xa nhau từ
ngày nhận nhiệm sở ra trường 47 năm về trước, và thú thật các bạn…về đâu? dạy
trường nào? cá nhân tôi…mù tịt, ngoại trừ mười người về ty Tiểu học Khánh Hòa. Ngày
đó, được xếp vào hạng “top ten” như chúng tôi, dễ dàng nhận nhiệm sở theo ý muốn,
Và khi cầm được tờ “sự vụ lệnh” trên tay, mừng quá rời khỏi trường và… bay luôn
về …nhà mẹ chẳng để ý đến ai, nên đâu biết nhiệm sở của bạn mình đã nhận. Kể ra
ngày đó sao quá..vô tâm!
Buổi họp mặt vui không
tưởng. Chắc không ai nghĩ rằng đây là buổi sinh hoạt của nhóm người “bảy bó” có
thiếu thừa chút xíu. Ngày xưa bọn tôi cứ tha hồ rống họng hát to mọi lúc mọi nơi
để …giới thiệu về mình cho bà con biết: “một
đàn Sư phạm đi qua, chẳng thiếu chi nhiều chỉ thiếu tiền tiêu, ố tang tình
tang, ố tang tình tình..” Thì bữa nay, dù đã bốn mươi bảy năm sau, vẫn …quậy
tới bến. Vì từ khi ra khỏi ngôi trường sư phạm thân thương với hai năm đèn sách,
đám giáo sinh “nội trú nữ” của chúng tôi bỏ lại đàng sau quá nhiều kỷ niệm, khi
mà một “lũ con gái” cuối tuần chẳng có đi ra khỏi trường, cứ quẩn quanh phòng trực
nội trú, thấy chàng nào…léng phéng dám bước qua khỏi cổng nội trú, là la toáng
lên “bắt trụng nước sôi”, làm mấy chàng tá hỏa tam tinh phóng trở ra không kịp.
Trưởng ban tổ chức vẫn
là “lớp trưởng Sương” của chúng tôi và các bạn Yến, Tuyết…
Tiếc rằng qúi thầy giáo
năm xưa giờ đã quá lão, nên không có ai về tham dự với học trò..già! Chỉ biết gửi
lời cảm ơn dù muộn.
Người từ các… nước xa về
thành phố được BTC trao tặng “vòng hoa chiến thắng” trời ạ. Mèn ơi vui thì thôi!
Có các chị khóa trên như Chị Hạnh, chị Hương Diễm, chị Xuân và các bạn Hồng Vân,
Hoan, Cúc 49, Diệu, Thuận Lê, anh Hòa Em.., (không biết có sót ai?) mỗi người một
cái để…chớp hình làm kỷ niệm. Cứ như người Hawaii mà chưa múa vũ điệu Haloha được
thôi..
Lớp nhị hai của tôi về
họp mặt coi mòi đông nhất, nhưng lớp cộng đồng thì.. ít
quá đi thôi, chỉ có hai bạn là Lê Xuân Quảng và Phạm Lùn, trong khi các lớp khác
thì nam nữ đề huề, chụp hình xôm tụ, mà tôi không thể nhớ hết tên. Có chị Bùi
Hoa lớp một(?) cũng người Nha trang, ngày trước chỉ biết chứ .. ít
quen. Sau này nghe các bạn nói chị lập gia đình với một Cựu Tr/uý, nhưng không
nói rõ lúc nào và sinh sống ở đâu? Anh từng là huấn luyện viên ở trung tâm huấn
luyện Lam sơn, và là bạn thân của ông anh trai nhà tôi nên thân tình với gia đình
tôi. Nhưng tiếc quá, từ ngày thành phố Nha Trang “đổi chủ” vào tháng ba năm đó
(1975), thì vì cuộc sống khó khăn, hầu như không ai còn “quan tâm” đến ai ngoài
những người thân trong gia đình, nhất là những ngày “trốn chui trốn nhủi” để tìm
đường vượt biên, nên gia đình chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội gặp lại anh, nên
rất buồn khi nghe chị Hoa báo tin anh đã qui tiên. Một nén nhang thắp muộn, cầu
nguyện cho linh hồn anh được siêu thoát về chốn vĩnh hằng. Đa số các bạn lớp khác
thì chỉ biết tên qua mạng Face book khoảng thời gian gần đây, giờ gặp mặt nên cảm
thấy thân tình, đùa vui tự nhiên như là bạn tâm giao lâu ngày gặp lại..Cũng cảm
ơn FB.
Mục Văn nghệ “phụ diễn”
giúp vui sau bữa ăn tối cũng có thi-ca-nhạc. Các bạn trong BTC chuẩn bị chu đáo
lắm, nhất là “Yến ốc tiêu- siêu tài nghệ”, chuyện chi làm cũng thông, các bài hát
xưa cũ cũng đem ra trình diễn, đồng ca, đơn ca tá lả, hay và vui hết biết. Cái tôi
cũng bị “bắt cóc bỏ dĩa” làm anh nông dân đi…tìm vợ vừa mới bỏ chồng ra đi. Mất
có “một con vợ” mà cuối cùng tìm được những…tám người vợ mới! Ai cũng cười vui
là… tốt rồi! Vui là chính mà! Cho tôi gợi nhớ năm nhị niên, lớp Nhị hai có tổ
chức một đêm văn nghệ rình rang gồm “thi-ca-vũ-nhạc-kịch”, đã “quảng bá” rầm rộ,
mà kịch thì chưa có. Thế là trưởng ban văn nghệ Sửu, lớp trưởng Sương và tôi, cùng
“tự biên tự diễn” kịch vui: “Ta về ta tắm ao ta!”. Nội dung là người đàn bà nhà
quê …bỏ chồng, học đòi lên thành phố ăn diện lòe loẹt, kệch cỡm trông mắc cười.
Hai vợ chồng cứ choảng nhau, cuối cùng nhờ chị người làm “cải tạo tư tưởng” cho
bà vợ qua bài hát “Quê nghèo”, chị vợ “ngộ” ra quay về với chồng, thế là “ta về ta tắm ao ta..!” hahhaha. Cái chị
nhà quê lên tỉnh cũng do tui đảm nhận, anh chồng Sương và người làm Sửu đã khiến
bà con cười chảy nước mắt, nên sáng hôm sau giáo sư dạy môn Cộng đồng vào lớp cứ hỏi:
“trò nào đóng vai đó? Thầy cười mệt quá!”.
Những giọng ca “chính” hôm
nay thật tuyệt vời, tôi cứ ngỡ các bạn mình đang hát trên sân khấu kia cỡ chừng
năm mươi mí là cùng, nhưng không đâu, “cụ
bà” Bích Tuyền, “cụ ông” Ngô hữu Phước ơi, giọng hát
để đời hay quá. còn các …cụ khác cũng hát hay, mà cụ già này quên mất tên rồi nên
không kể được,…sorry nhé. Có Vui ngâm thơ, có Ái Trân, có…???
Có mục chơi xổ số, có lắm
người may mắn trúng số làm quà kỷ niệm. Anh chàng Quảng vẫn quậy như xưa, làm bà con cười quá. Đêm vui
qua mau, các bạn phải về nghỉ lấy sức cho ngày mai đi du ngoạn.
Hai chiếc xe bus dài
ngoằn chở hơn trăm mạng người vượt quãng đường dài hằng mấy mươi cây số tiến về
bãi biển có tên Bãi Dài, làm tôi liên tưởng đến chuyến du hành Cù lao Xanh năm
nào. Ngày đó chúng tôi còn trẻ, mà khi…ra khơi, với tài lái tàu .. lượn qua lượn
lại, lướt sóng trùng khơi của mấy bác Hải quân, cũng làm cho nhiều bạn cho ..cá
ăn chè, ngất ngư con tàu đi. Nhưng khi bước được lên bờ, thì tha hồ đi tìm
phong cảnh để…chụp hình, dù không nhiều như bây giờ, nhưng cũng để lại nhiều hình ảnh quí..
Nhưng bữa nay thì, mỗi
người là một “nhiếp ảnh gia” chuyên nghiệp. Bãi biển “Bãi dài” nước trong xanh thẳm, bờ nước không sâu có thể tắm được.
Nhưng trời có mây thấp, hình như muốn mưa nên có vài đợt sóng nhỏ nhấp nhô, khiến
cho một số bạn không dám xuống, sợ.. ướt quần!.hahhha…Thế là
tuôn ra chớp hình, chớp đủ kiểu, chớp không ngừng, cứ nhảy từ nhóm này qua nhóm
khác, Anh bạn Đỗ Hữu, trở thành người số một trong nhóm nhiếp ảnh gia, chỗ nào
cũng gọi nên Đỗ Hữu thật đắt hàng. Nhưng có lúc bạn ấy cũng tham gia trò chơi “đi
bắt cá cho má nấu canh chua”, và “bị” mấy bạn giáo già đòi “bắt cua” của bạn, nên
bạn…sợ quá chạy lặn mất tiêu. Còn có nhiếp ảnh gia Nguyễn Chí Hải, Hoan Nguyễn,
Trịnh Vui…nhiều và nhiều bạn lắm, tha hồ giỡn sóng và chụp hình, cứ như hồi còn
trẻ đi Cù lao Xanh.
“Hình như là người xưa?”!
trí nhớ của anh bạn lớp chín (10?) hay thật! “Có phải là H Vân không?” Anh đã nhận
ra được cô bạn HV thật sao? giỏi thế. Ngày xưa bạn ấy nhỏ nhắn dễ thương lắm,
giờ thì …phát tướng, đổi màu da nhưng bạn vẫn nhận ra. Úi chu choa, gì chứ mục
“phá” là cái đám “cô giáo già mất dạy” này không tha đâu. Chỉ cần nghe một bạn
…loan tin anh bạn lớp cộng đồng vừa tìm ra…cố nhân ở lớp năm, thế là cả đám cùng
a lại cất giọng hét: “ Năm mươi năm rồi
không gặp , giờ nhìn em thế này, anh lẹ làng…dông mất, vì sợ em…níu tay..”
hahahaha, thế là các bạn khác cũng ùa vào hát…tặng cho hai bạn ta vừa…nhận diện
ra nhau, khiến anh giáo già phải…lẳng lặng rút êm vì mấy cô giáo già phá quá…
Cảm ơn các bạn tôi trong
Ban Tổ chức ngày Xuân họp mặt Khoá tám SPQN Nha trang nhiều lắm lắm. Hy vọng những
ngày vui sẽ còn mãi trong trí nhớ của mỗi
một người tham dự. Cảm ơn tất cả các bạn ở mọi miền về chung vui, cho tôi
có dịp “tay bắt mặt mừng”, dù ngày ấy chẳng hề biết nhau, nhưng đâu có sao, bây
giờ …quen cũng được vậy, hìhìhì…
Một số cô giáo già tiếp
tục…Nam tiến vào Phan Rang tìm bạn cũ. Chỉ có Minh 49, Ngọc Minh và Nữ Vi mà các
bạn cũng tổ chức cho nhóm chúng tôi đi ngoạn cảnh nhiều chỗ lắm, được đi vào vườn
nho, đi lên Chùa, đi xuống biển, đi thăm căn nhà xưa của vị Tổng thống nước
VNCH cũ, nhìn căn nhà mà chạnh lòng, bùi ngùi thương cảm. Nếu “so sánh” với
dinh thự nguy nga của các “quan ngài” thời bấy giờ thì một trời một vực. Ngày ấy
các Ông to Bà lớn có cuộc sống “khiêm tốn”
quá, chẳng như bây giờ….
Buổi tối cô con gái đẹp
của Minh 49 còn mời mấy dì đi hát karaoke. Cháu cứ ngỡ mấy bà già “mắc cỡ” nên
ngại…hét, nhưng cháu…lầm to, mấy bà "giáo già" vẫn còn "phong độ" lắm. Mục này thêm hấp dẫn vì có giọng hát của Thu Hằng,
người bạn hát hay nhất của khóa tám năm xưa, bây giờ bạn vẫn còn hát ở các phòng
trà chuyên trị nhạc tiền chiến. (Cảm ơn Thu Hằng đã cho T chụp lạì tấm hình bọn
mình cùng trình diễn trên sân khấu của trường với bài hát “Se chỉ luồn kim”, bạn
là giọng ca chính, bốn tên Sương, Phan Tuyết, Trần Tuyết và Vinh ngồi...minh hoạ).
Rồi Ngô Hữu Phước và Tiến cũng xuất hiện, Đỗ Hữu và bà xã Tâm cũng hát tới bến
luôn, rồi Ngọc Minh, vv…vv..toàn là những “giọng ca vàng” nghe khoái lỗ tai gì đâu. Kể ra SPQN có nhiều nhân tài quá
.
Cảm ơn các bạn khóa tám
ở Phan Rang nhiều, nhờ các bạn mà chúng tôi biết thêm được quê hương tươi đẹp của
tỉnh nhà, có bánh căn ngon nổi tiếng, bánh xèo no bụng….
Nha trang, ngày tôi trở
lại gặp được gia đình anh chị, các cháu, hội ngộ quá nhiều bạn bè, niềm vui
trong tôi còn đọng mãi. Dù bây giờ những thắng cảnh hữu tình của Nha trang không
còn nữa, người Nha trang cũng chẳng còn nhiều, chung quanh nhà tôi là người xa
lạ mới đến ở, nên muốn tìm lại một chút kỷ niệm ngày xưa thì cũng chẳng có người
để cùng ôn chuyện cũ.
Nhưng nếu nói đến một
chuyến đi-về thì có quá nhiều chuyện để kể vì nghe mệt lỗ tai. Bây giờ ở Việt
nam mọi sinh hoạt đã khác xưa. Người cháu ở Tây Ninh, có đứa con trai 25 tuổi đang
đi làm với công việc rất ổn định, tự nhiên nhận một tấm giấy kêu đi “nghiã vụ
quân sự”. Bao nhiêu năm không kêu, giờ thấy có thể “làm ăn được” là chính quyền
chẳng bỏ qua.Thế là phải “chạy chọt” để khỏi đi vào trại lính, sơ sơ “bảy chục
triệu” tiền tươi. Tiền gì mà tính toàn…triệu triệu. Có tiền thì được miễn đi lính
đã đành, nhưng chuyện muốn đi vào Lính cũng phải “trả tiền” mới là chuyện lạ. Giá
phải đưa cho “quan chức nhà nước ta” là năm trăm triệu! Một số tiền không nhỏ,
thế nhưng những người muốn con vào…”Lính có lon”, vẫn phải chạy vay mượn để đút
lót cho…quan ăn. Họ “lý luận” rằng: nuôi một đứa con vào đại học, mỗi năm tốn…trăm
triệu khơi khơi, bốn năm là bốn trăm triệu rồi, mà khi ra trường thì…thất nghiệp.
Thôi thì tốn một lần, khi con ra trường có…việc vĩnh viễn (không sợ đánh giặc?)
Thật tội nghiệp cho những người trẻ và bậc làm cha mẹ thời nay.
Về thăm nhà người chị
quê ở Mỹ Tho, nhưng không ai dám …mời khách ăn trái cây, vì không phải chủ nhà
vườn nên không biết đâu là trái cây chín tự nhiên và đâu là ngâm hóa chất ?. Tất
cả mọi chỗ mọi nơi đều “quan tâm” đến thức ăn, đồ uống không an toàn, nhưng bên
ngoài chợ búa vẫn bày bán nhan nhản, giá đắt như vàng. Cuối cùng thì họ vẫn phải…ăn,
vì “không ăn làm sao sống? chừng nào chết hẵng hay!” hết ý. Nhưng nếu nơi nào có
“siêu thị, đa số của Đại Hàn hay Nhật bản, thì còn chút “tin tưởng” để vào đó
mua sắm, dù sao “người nước ngoài” vẫn còn chút lương tri, vẫn còn nghĩ đến “an
toàn thực phẩm” cho người tiêu dùng, không
dám bán thứ dỏm! Nghe mà cay đắng quá.
Một chuyến đi-về, để lại
quá nhiều thắc mắc: người công nhân đi làm với tiền lương quá ít, mà giá sinh
hoạt chung quanh thì vô cùng đắt đỏ, nhưng không hiểu sao chỗ nào cũng quán xá đầy
dẫy, mà quán nào cũng ..kín người ngồi, giờ nào cũng có khách, xe hai bánh hàng
hàng lớp lớp đậu choáng hết lề đường dành cho người đi bộ? Thì giờ và tiền bạc???
Lại đi tìm trái cây an
toàn không …bơm hóa chất. Tới tận nơi trồng mảng cầu xứ Tây Ninh, khu vực có quá nhiều..nhà nghèo, nghe địa danh “Ma Thiên Lãnh”
ở gần đó, y như trong chuyện …kiếm hiệp của Tàu, người cháu cũng…tò mò nên chở
mọi người đến xem thử. Đúng là Thiên Lãnh thật, nó hoang vu, chỉ có ngọn núi đá
thấp lè tè, có hồ nước nhỏ, và ban tối có…ma là cái chắc?, Nhưng giữa chốn đèo heo hút gió, trơ cằn cây cỏ, thưa
thớt bóng người chỉ có cái quán bán cà phê, vẫn có người thiếu nữ trẻ mặc chiếc
áo cưới màu trắng dài lê thê lếch thếch, đứng …uốn éo chụp hình cưới với chú rể…Đại
hàn. Mong sao cho tình duyên của cô được
trọn vẹn, hạnh phúc. Đừng giống như nấm mộ cô gái trẻ ở tuổi 25, nằm cạnh mộ của
mẹ chồng tôi ở nghiã trang TN, cô gái làm “dâu xứ lạ” và bị nhà chồng hành hạ đến…chết,
cha mẹ chở xác về chôn …Buồn!
Kinh tế đã vậy, chuyện
‘tình cảm” con người nghe cũng bi thảm quá chừng. Cô gái có tiệm tóc bên nhà, cỡ
bằng con gái tôi thôi, cô cứ rà rà tâm sự: “Cô ơi, đời sống bây giờ khó khăn và
mệt mỏi lắm, tụi cháu phải làm suốt ngày mới có tiền trang trải cuộc sống. Nhưng
lấy chồng thì khổ hơn, đàn ông trẻ bây giờ đa số không lo cho gia đình đâu, họ đi…ăn
nhậu nhiều hơn, rồi coi cô nào có …tiền thì nhảy vào, nên ..ly dị nhiều lắm…!” Mong
rằng đây chỉ là “tâm sự của riêng cô”, không phải là điểm buồn chung của xã hội,
khi mà các ông bà quan to, chức lớn cứ bán đất, bán rừng, bán biển, lấy tiền ăn
nhậu, ở khách sạn, “resort” ngoài đảo hơn
ngàn đô la một đêm, mà nơi nào cũng không còn chỗ trống! Trong khi tôi vào
bệnh viện, có nhiều bệnh nhân nằm la liệt dưới chân giường bệnh nhân khác, bữa
cơm bình thường phải chờ người...bố thí, trẻ em vàng vọt, bệnh sắp chết mà chẳng
có tiền đưa cho… bác sĩ để được trị liệu. Có bao nhiêu tiền cũng khó mà ..cứu
giúp cho đủ.
Đúng là một chuyến đi,
rồi cũng phải trở về nhà. Nhà ở Mỹ an toàn gấp nhiều lần trên quê hương cũ. Gia
đình, bạn hữu cho tôi niềm vui, nhưng quê hương vương lại nỗi buồn.
Lê thị hoài niệm 2018.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)