Đối với nhiều người VN mình, từ khi đặt chân lên đất nước HK này, dù dưới bất cứ diện nào, vẫn mang nặng nét" Văn hóa ẩm thực của quê hương" thường tự hào về các món ăn của quê hương mình và...không thích mấy về các món ăn của địa phương, nhất là những món fast food.
Văn hoá ẩm thực đúng là tùy theo sở thích của mỗi một người, một gia đình. Tuy nhiên , có trường hợp cũng nên ...thử cho biết, nếu không thử 1àm sao biết ngon hay dở nhỉ? Nhất là mùa Tạ ơn của xứ sở này, có những món ăn vô cùng "độc đáo", "đại diện" cho những sản phẩm địa phương, cũng "tới" lắm chứ!
Chiều qua, trước ngày nghỉ lễ, có người bạn gọi tới nhà "chúc Lễ"! Tôi hỏi chị có "mần Turkey" không? chị trả lời rằng " dở ẹc! nấu làm chi, ở nhà có mua con...dzịt quay !". Trời đất, dzịt quay thì có thể ăn ...quanh năm suốt tháng , ngày nào muốn ăn chạy ra năm bảy chợ đều có cả, chỉ cần "nhất dương chỉ" là có ngay một hộp thịt thơm nức mũi mang về, tha hồ mần thịt!.
Nhưng mùa này là mùa Lễ, người bản xứ họ...ăn mừng bằng con "gà lôi", chợ búa tràn ngập gà đủ cỡ, đủ mọi giá tiền , nhiều khi mua hàng với một số tiền ấn định nào đó, là mình nhận được một con...chùa, hoặc với một giá gần như cho không? Sao mình không thử nhỉ?
May mắn là gia đình tôi hầu như mọi người đều hưởng ứng hương vị đặc biệt của ngày lễ Tạ ơn của xứ người, ngày mà những người tị nạn đầu tiên đến xứ Mỹ và sau những đói khát, chết chóc, họ được sống còn nhờ sự giúp đỡ...thức ăn của người thổ dân :gà lôi, khoai , bắp, đậu, cranberry. pecan... Mình cầu nguyện nhờ ơn Trời giúp đỡ, sau đó có người mang đến cho thức ăn , coi như lời cầu của ta đã được...chứng giám(?) Làm lễ Tạ ơn Trời và người giúp đỡ là điều nên làm và bắt buộc phải làm , còn mang ý nghĩa ngày "đoàn tụ gia đình " nữa đó. ( nhiều người V mình còn tạ ơn ...vợ, ơn chồng ... ơn bồ bịch đủ thứ tạ hết, nhưng lại quên..không Tạ ơn quê hương và người bản xứ đã cưu mang giúp đỡ mình,Có vô tình lắm không?)
Những món ăn được nấu và pha chế đã dọn lên bàn, mới nhìn cũng đã thấy thèm rỏ dãi chứ dở chỗ nào. Thôi thì bà con nào muốn thử, mời ngồi vào bàn và cùng nhau "chúc mừng ngày Lễ Tạ Ơn" với những món ăn truyền thống xứ Mỹ nhé!
hn.
|
Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014
Ngày Lễ Tạ Ơn
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
PHI ĐOÀN THẦN TƯỢNG 215
Buồn
trông quê cũ vời xa
Ba
mươi năm lẻ thoắt đà trôi qua
Hồi
tưởng năm ấy tháng Ba
Đau
thương tang tóc mắt nhòa lệ rơi
Giặc
về đánh phá khắp nơi
Nha
Trang phố biển chơi vơi, ngỡ ngàng
Lượn
sóng cuốn hút phũ phàng
Quân
dân-cán chính bàng hoàng ngẩn ngơ
Chiến
cuộc ập tới bất ngờ
Luồng
người “di tản” có chờ đợi ai?
Theo
vận nước đành bó tay
Từ
giã không phận đường bay lạc loài
Ra đi
lưu luyến u hoài
Biển
xanh, mây trắng, non đoài còn đâu?
Này
PHÚ BỔN, nọ SÔNG MAO
ĐẮC
TÔ, TÂN CẢNH bay vào đổ quân
BEN
HÉT, ĐẮC SÚT, TAM BIÊN
CĂN CỨ
5-6 ưu tiên hàng đầu
CHEO
REO, AN LÃO, SÔNG CẦU
PLEIME,
QUẢNG ĐỨC, tuyến đầu DELTA
CHARLIE,
PHÚ ĐỨC, SƠN HÒA
BUÔN
HÔ, PHAN THIẾT, HỒNG HÀ, MANG GIANG
THẦN
TƯỢNG 215 hiên ngang
Tản
thương, tiếp tế, hợp đoàn xông pha
Đồi cao,
lũng vắng, rừng già
Nha
trang, Phố núi, đồn xa chung nhà.
Mơ
khúc hát “khải hoàn ca”
Quân
ta toàn thắng nước nhà yên vui.
Du
miên, tỉnh giấc ngậm ngùi
Làm
thân lữ khách tạm vùi ước mơ
NHA
TRANG xưa, cõi đi-về
Chinh
y xếp lại não nề chia tay
Bồi hồi
nhìn chiếc nón bay
Lòng
son chí cả đâu tày tháng năm
Hai
mười lăm! Hai mười lăm! (215)
CON
VOI THẦN TƯỢNG! muôn năm vẫn còn
Dù
cho cách trở nước non
Quê
người lòng vẫn sắt son lời thề
Mong
sao có một ngày về
TRỰC
THĂNG tung cánh thỏa thuê chí hùng????
LTHN
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
PHI ĐOÀN TRỰC THĂNG ÁC ĐIỂU 225 HỘI NGỘ tại Houston 2014
Phi đoàn 225 rạng danh "ÁC ĐIỂU"
Gắn
bó nhiều với khoảng rộng không gian
Miền
Tây vườn-ruộng bạt ngàn
Góp công gìn giữ đất vàng
quê hương
lthn
Thỉnh thoảng tôi được “my house” thông
báo rằng sắp có “hội ngộ” những người bạn cùng phi đoàn năm xưa, và ngày đó sẽ
được tổ chức …ké vào kỳ tổ chức “Đêm Không Gian” tại thành phố Houston.
Thời tiết hình như cũng biết chìu lòng
người, nhất là những người lúc còn trẻ thường …đi mây về gió, nên những cơn gió chiều dịu nhẹ thổi về đã làm
không khí mát hẳn, so với cái nóng của xứ “đất ấm tình nồng” này, để tối thứ
sáu ngày 7/11/14, “Ông thanh-Bà tú” ( qua rồi cảnh nam thanh nữ tú dập dìu trên
những con đường có lá me bay) tập trung về đại sảnh lầu của nhà hàng kim Sơn
trên phố Bellaire để dự đêm “Tiền hội ngộ”.
Người tham dự đông thật. Đơn vị cũ của
nhà tôi cũng qui tụ về khá nhiều, có quí Anh Chị từ những tiểu bang xa lắc xa lơ
như Wa, Ma, DC, Ca, La, Ms, Ga, Tx……cũng đổ đường về dự hội. Có những “Pilot gãy cánh bay”
mặc “bộ đồ bay” đi
tới đi lui, hình ảnh người hùng một thuở đã làm …xao xuyến con tim chưa…ngừng đập
của những cô gái mới lớn, bây giờ nhìn lại thì chỉ…còn chút gì để nhớ! Nhưng dù
gì cũng vẫn là những kỷ niệm thân thương một thời, dễ gì mà quên được.
Đã bảo là toàn “Quân chủng Không quân”
khắp nơi về dự hội mà! Nhiều phi đoàn-đơn vị máy bay cũ có mặt: từ máy bay thả
bom, vận tải, quan sát, trực thăng và
nhóm “ăn lương theo” như chúng tôi cùng thân hữu nên hội trường đông nghẹt.
Ban Tổ chức thành công lớn. Xin chúc mừng! Có điều, sau bao nhiêu năm, mà “những
người mang áo Lính quân mình” vẫn còn “tiềm tàng” sự chia rẽ(?). Đành rằng một
“đơn vị nào đó có đứng ra Tổ chức thì chỉ cần “nêu danh” là người ta đã biết rồi,
đâu cần phải “mặc niệm riêng” những người đã hy sinh cho loại máy bay của riêng
đơn vị mình sau khi đã “mặc niệm chung”????.( đâu
đó có tiếng than phiền sau nghi lễ: “hồi
đó dân A-BÙ bị …bắn rớt, nếu trực thăng mình không can đảm …xuống cứu, chắc giờ sẽ…mặc
niệm nhiều hơn!”
Sự
gặp gỡ chưa đem lại niềm vui vì ai ngồi…bàn nấy, không khí phòng hội quá ồn ào
nên chẳng nói chuyện gì được, nên khi
xong phần ăn tối là lục đục kéo nhau ra về. vì không tham gia mục nhảy đầm. “Đến
hẹn lại lên” vào sáng thứ Bảy hôm sau tại tư gia anh chị Ng. Đỗ.
Chúng tôi tìm đến nơi thì quá giữa
trưa (vì có buổi họp khác sớm hơn). Trong sân sau nhà anh Ng. đã đầy người. Tiếng
nói cười râm ran từ xa vẫn nghe được. Những khuôn mặt một thời tôi đã biết, và
những người chưa hề có cơ hội gặp qua, tất cả vẫn là những câu chào hỏi thân
thiện. Dĩ nhiên “nhà tôi” thì đâu cần phải “lịch sự” mà cứ mày- tao-mi- tớ- lia
chia. Sự thân thiện thật đáng yêu sau bao nhiêu năm bạn bè gặp lại, nếu không
có kỳ gặp mặt như hôm nay thì làm sao có dịp để “thổ lộ tâm tình”?
Anh Chị Ngọc+Hà và quí AC trong ban tổ chức quá
chu đáo. Có cả tấm banner “chào mừng các Niên Trưởng và Gia Đình Phi đoàn Ác Điểu
225”! Thức ăn, nước uống bày đầy dẫy, nhưng tất cả cũng chỉ là phần …phụ bên ngoài.
Tâm tình đồng đội mới là chính yếu. Ngoài các chàng phi công năm xưa, “người ăn
theo” cũng đến hầu như đông đủ, người cũ- kẻ mới, vẫn hợp lại thành “đại gia
đình” của phi đoàn mang danh “Ác Điểu 225”! Đơn vị ngày trước có vùng hành quân
ở “miền Tây nước nổi” vùng Bốn chiến thuật.
Hàng ngồi từ trái sang:Anh Quang-..., Xuân-Thưởng- Thanh-Đạt-Đức-Đức Chờ Hậu-Đạt Hàng đứng: Ánh-Nhàn- Lắm-....-Danh-Khanh-Đức-Đạm- Lương...-Hiếu-Hùng-... |
Chúng tôi được nghe rất nhiều chuyện xưa và
nay. Chuyện gia đình, con cái từ các chị. Hình như tất cả đều đã trưởng thành
và gia đình đã thêm nhiều nhân khẩu …. Hơn ba mươi tám năm kể từ tháng Tư năm
đó (đã 39 lần tháng Tư) chứ ít ỏi gì sao. Bây giờ hầu hết đã đến tuổi ghi tên vào
“hội chờ chết”! thuốc uống không cần đếm, mà là từng
“vốc” xanh đỏ trắng vàng bỏ vào miệng với
một ngụm nước là trôi thẳng khỏi cần nuốt (hỏi anh Kh.)( một số chị còn …quá trẻ,
xin đừng phàn nàn nhé). Hết còn chuyện đi làm sáng nắng chiều mưa, nên hễ có cơ
hội gặp lại bạn bè năm xưa là không quản ngại mua vé máy bay bay đến, hoặc lái
xe chạy tà tà cũng đến được.
“Người trẻ sống cho tương lai, người
trung niên sống với hiện tại, người già tìm về quá khứ!” Chẳng biết ai phán
điều này, nhưng rõ ràng hôm nay, nơi đây, tôi đã nghe..ké rất nhiều về …chuyện
đời xưa. Chuyện đời xưa có nhiều “hỷ-nộ-ái-ố”, nhất là đời sống của những người
từng mặc “áo bay” nhưng trong những cuộc hành quân rất gần gũi với những người
Lính Trận dưới đất, những người Lính miền Tây suốt ngày với đồ trận hai màu (áo
màu xanh-quần màu nước phèn). Chuyện bị “cấp trên” chèn ép, bị đì hay …gì gì đi
nữa thì chỉ kể lại …cho người chưa biết…nghe chơi, chứ chẳng ai bận tâm làm gì.
Nhưng chuyện “những chuyến bay tử thần” trên vùng sông rạch khiến người nghe
xong mới thấy rùng mình, thương cảm. Chuyện anh X kể : lần đó anh Th. Và X cùng
chiếc trực thăng “gun ship”bị bắn rớt, cả hai đều bị…sụm xương sống, anh X. và
cơ phi được chiếc trực thăng bạn xuống cứu liền, nhưng anh Th. Thì bị…văng đâu mất. Sau này có đơn vị Lính Bộ
binh gần đó nói lại là họ thấy anh Th. ngồi co rúm trong đau đớn mà bộ áo bay đã
..mất tiêu, họ ngỡ là VC nên bắt trói lại, sau có ông đơn vị trưởng đến, biết
ra anh là pi-lot trực thăng bị bắn rớt, ông đã kề lưng và nói “để Qua cõng Em về!” nghe mà cảm động, ứa
nước mắt.Tình nghĩa
làm sao!
Vẫn là những chuyến bay hành quân nguy
hiểm: Anh Đạm kể nếu ngày đó không được anh Ánh cứu thì đã…đi đứt rồi. Trực thăng
anh bị rớt, anh A. vội đáp xuống cứu ngay, nhưng bọn VC vẫn còn đâu đó, nên máy
bay anh A. đã bị trúng đạn từ dưới đất bắn lên, đến nỗi chiếc nón bay của anh đã…xoay
một vòng 180 độ, mùi cháy khét lẹc. May mắn chưa đi thẳng, chỉ…sém tóc phía sau
ót!. Hú hồn! Rất
nhiều và thật nhiều những “chuyện kể ngày hội ngộ Phi đoàn” mà người viết không
tài nào nhớ hết.
Người Lính khi ra trận, dù Lính trên
trời hay dưới đất đều gặp muôn vàn hiểm nguy, sự sống và cái chết chỉ xảy ra
trong tích tắc, chỉ có người Lính biết và chịu đựng đón nhận số phận của mình.
Ngày đó, dù đang là “người yêu của Lính hay vợ Lính” có mấy ai không quan tâm
lo lắng trong mỗi chuyến bay của người thân mình?. Và may mắn, các anh dù bị thương
tích vẫn còn hiện diện trên …trần thế đến giờ này( một số vẫn còn kẹt lại trong
nước). Mới biết, những thiếu nữ thời đó đã “trao thân gửi phận” đúng người. Những
“Người Hùng” trong tâm tưởng.
Để rồi những ngày gần cuối tháng tư, kẻ
đi người ở. Người nào may mắn vượt thoát
trên những chiếc Trực thăng cũng đâu phải là chuyện dễ. Chuyện anh Ng. nhận nuôi
đứa bé trai từ người Lính Biệt động quân trao lại tại quận lỵ T.H sau khi chở
được họ về trên đường di tản từ vùng cao nguyên đất đỏ bụi mù. “Tr. Úy nhận nuôi dùm nó đi, tui thấy nó đi
một mình, nên cõng nó theo, giờ tui không biết đi về đâu, thân không lo nổi.
ông thì có con tàu…” Và đứa bé con đã …chạy theo quí anh rời khỏi VN trong
một chuyến bay hy hữu. Cậu bé có chữ Phước thật lớn trước trán giờ đã thành
danh và có gia đình đầm ấm, không biết có khi nào cậu ngồi nhớ lại người đã …cõng
cậu trên đoạn đường di tản, hay săn sóc cậu trên con tàu bềnh bồng giữa biển cả
mênh mông???
Chuyện Phi công trực thăng bay về nhà …rước
vợ con trong ngày...cuối tháng tư năm ấy, cũng có thêm phần…cười ra nước mắt.
Anh Khanh kể: “cậu bé con hàng xóm đang chạy chơi trước cửa nhà, thấy Tr. Thăng
sà xuống, vợ anh tay đang khệ nệ xách túi hành lý tay ẵm con nhỏ cố gắng leo lên
tàu, cậu ta thấy vậy nhanh nhẩu chạy lại…xách dùm, đúng lúc người Lính trên tàu…kéo
tất cả lên sàn tàu, cậu bé đi chân không, ngơ ngác không biết tại sao mình lại
được đi …máy bay? Sau đó có người cho cậu ta đôi giày và…khẩu súng để đứng gác
tàu khi vào bãi để chờ “hợp đoàn di tản”,
và rồi cơ may đưa cậu lên hạm đội Mỹ để sang…Mỹ. Nhưng số mạng đen đủi, cậu ta đã
…trở về trên chuyến tàu định mệnh VNTT, để rồi chết thảm trong một chuyến đi làm
rẫy trên rừng. Một kiếp người !!!!
Tất cả những “chuyện bay bổng ngày xưa”
đều được “cất giữ trong ngăn kéo kỷ niệm” nên có dịp ngồi lại là tha hồ tuôn chảy,
nếu được …khơi nguồn (chuyện tình…buồn thì chẳng thấy người nào kể lại cả!), dù
thời gian trôi qua đã khá lâu, thậm chí có người đã “giã từ quán trọ” từ bỏ chốn
dương gian. Được kể lại- được ngồi nghe cũng là một hạnh phúc(?). Đến một ngày
không còn người nói- kẻ nghe, chắc là buồn lắm lắm. Nhất là ngày vui được no nê
bao tử từ những món ăn của gia chủ làm, đặt nhà hàng, món Barbeque sườn nướng+gà
nướng của anh chị Ánh+Diệp đem tới, món mì xào chay thật ngon của chị Hùng(Tuyết),
thêm phần “giúp vui Văn nghệ” từ cô bạn Xuân Lan, một thân hữu nhưng …thân tình
với gia chủ, người có nghệ danh “bà Tám”, với những câu chuyện cười trong “đời
sống quanh ta!”. Rồì có tiếng đàn của anh bạn…, tiếng hát của anh Đạt Đặng, giọng ca vàng xuống câu vọng cổ mùi rệu "Ông Cò quận Chín" của anh Quang, của
chị( quên tên)…hát vọng cổ "người Yêu của Lính nhuyễn nhừ, anh Chờ đọc
thơ tếu, Anh Thưởng kể chuyện vui….. Vui thật là vui nhờ chị Diệp làm "quản trò" sinh động (hết cỡ thợ mộc) nên ai cũng cười vui thoải mái.
Có
đến rồi cũng có lúc phải chia tay. tiệc vui nào cũng phải chấm dứt, chúng tôi là
một trong những người cuối cùng từ giã ra về, để sáng hôm sau, tất cả lại gặp
nhau ở khu phố Bellaire, có quí Anh từ giã ra về lại “quê hương mình”, nên "Ban Tổ Chức" phải
đưa ra phi trường, người nào còn ở lại
thì tiếp tục ngồi kể chuyện ngày xưa làm “tài xế trực thăng” khó khăn thế nào trên miền sông nước……Xin
cảm ơn anh chị Ngọc+Hà, chú Hùng, chú Trị và tất cả quí ACE “Ác Điểu” đã về
Houston Hội ngộ …….
* …..Xưa Phi công yêu Phi bào
Nay ly hương nên nghẹn ngào
Vẫy tay chào TỔ QUỐC- KHÔNG GIAN!
(*trong
nhạc phẩm Hợp Đoàn Trực Thăng của Lê thị Hoài Niệm)
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014
Sập Chùa.?
Buổi sáng thức dậy, chuông điện thoại nhà tôi reo vang, người bạn thân bên kia đầu dây nói trong hốt hoảng:
-Bà có nghe tin gì không?
-Tin gì . có quan trọng không?
-Chùa VN sập rồi.
-Bà nói giỡn kiểu gì vậy? tôi chưa tin lời bạn.
-Thằng nhỏ nhà tôi lên net từ sớm, nó đi làm và gọi về báo cho biết tin đó, bà chạy nhanh vô chùa đi.
Hình..chùa. |
Nhiều người đến đó, người ta "bàn qua tán lại" nhưng tựu chung vẫn là tiếng "may mắn quá!". Tại sao "sập Chùa" mà may mắn? Thì ra "của có đi" thì vẫn có thể xây dựng lại được, vì nhà Chùa có mua bảo hiểm , có nhà thầu còn đó, có nhiều phương tiện pháp lý để hành xử thích hợp cho những thiệt hại của Chùa. May mắn là không có thiệt hại về nhân mạng, may mắn là chùa bị sập vào lúc nửa đêm về sáng, lúc mà quí chư Tăng đang trong giấc ngủ, nếu vào rạng sáng , giờ "công phu" của quí Phật tử và chư Tăng, hay buổi sáng chủ nhật, ngày lễ thường hàng tuần , giờ mà có nhiều phật tử qui tụ về Chùa, không biết có bao nhiêu...sinh mạng bị nguy hiểm .., vậy là may mắn quá rồi.
Có người thắc mắc: có phép "nhiệm mầu" gì không mà tượng Phật không bị hề hấn gì? Thật ra, nếu giải thích theo ...thực tế hiện trường , thì mái nhà chùa bị sập vì không có đủ sức để chống đỡ, đến khoảng có tượng Phật thì ..đứng lại, vì sát bức tường có...chỗ dựa, vả lại tượng Phật lại được làm bằng chất "Phai-bơ...."(?) để khỏi bị trầy trụa, nên vẫn giữ được nguyên hình, theo lời vị chư tăng Thích Đ Q.
Đúng là trong cái rủi có cái may. Chùa sập thì xót xa thật, nhưng dù sao đó cũng chỉ là phần ...vật chất, nếu có "điềm " gì thì rõ ràng là nhà Chùa sẽ xây dựng lại chánh điện khác, biết đâu sẽ...đẹp và khang trang, bề thế và..vững chắc hơn nhiều.
Nam mô Bổn sư Thích Ca mâu ni Phật. cầu nguyện cho quí Chư Tăng giữ vững niềm tin vào chánh Pháp và sớm xây dựng lại ngôi chánh điện của nhà Chùa.
Chánh điện trước khi bị sập |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)