“Mỗi năm đến hè thì ta …nghỉ hè, nghỉ xong rồi ta phải đi học thôi. Rồi khi hè sang ta nghỉ ta chơi, hết hè rồi ta đến trường, chờ cho cuối năm ta nghỉ hè…”
Ngồi nhìn thằng cháu nội đang loay hoay xếp gọn mấy thứ vật dụng cần thiết cho trại hè lên đường sắp tới mà miệng thì cứ hát oang oang bài “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn được ông mạn phép…đổi lời hát, rồi dạy lại cho cháu từ năm ngoái, ông Tá già bèn… vuốt râu tưởng tượng mà cười cười.
Ngồi nhìn thằng cháu nội đang loay hoay xếp gọn mấy thứ vật dụng cần thiết cho trại hè lên đường sắp tới mà miệng thì cứ hát oang oang bài “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sĩ Thanh Sơn được ông mạn phép…đổi lời hát, rồi dạy lại cho cháu từ năm ngoái, ông Tá già bèn… vuốt râu tưởng tượng mà cười cười.
Tuổi trẻ ở xứ này sao mà sung sướng quá, quanh năm suốt tháng chỉ có mỗi công việc học và chơi, nếu không phải đi làm thêm (tròn tuổi 16) để có tiền sắm thêm quần áo hoặc mời đào đi hát …karaoke. Bọn chúng có vô số mục để giải trí nào là xi nê, bi-da lỗ, bô-ling, bóng rổ, bóng bàn,v.v.v., rồi cuối tuần đi câu cá, trượt băng v.v.v.,vậy mà mỗi lúc hè về được nghỉ học, chúng cũng mừng quá là mừng, háo hức được đi cắm trại xa, được đi vacation.
Chả bù với bọn ông khi còn trẻ, lúc nào cũng bù đầu vào sách vở theo lối học từ chương, cũng chẳng có chỗ nào để…giải trí cuối tuần, nên chi hè tới là … “dzui mừng dzui quá dzui!”.Nhất là những cậu học trò dân thành phố, hè về là cơ hội để được hưởng thú vui ở đồng quê nào là trèo ổi, hái xoài, bắn chim, săn cá , tắm sông v.v.v., những thú vui này nếu không có quê nội hay ngoại, thì cũng ở làng quê của bà cô, ông cậu, hoặc nhà thằng bạn nhà quê nào đó.
Ngày đó; bọn đực rựa các ông làm gì có cái màn “mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương, đường xưa in bóng hai đứa nay đâu, phút gần gũi nhau mất rồi tạ từ là hết người ơi!” Đó rõ ràng chỉ là tâm sự riêng của ông nhạc sĩ, ổng …nhớ người yêu rồi viết nhạc tặng nàng để làm kỹ nghệ, và tâm hồn nhạc sĩ thì hay thương hoa nhớ bướm, ngồi nghe ve sầu ca vang rồi …nhớ, nhớ thứ gì đâu đâu mà hổng nhớ bài toán cộng trừ, mỗi năm có mười hai tháng, đi học tới chín tháng trời, (không phải chín tháng mười ngày đâu) “hai đứa” cùng đi sáng nắng chiều mưa, vậy mà ông tính sao chỉ có …chín mươi ngày chẵn! Nhạc sĩ tính nhầm rồi, ba tháng hè mới là chín mươi ngày chứ lị, nếu vậy nhạc sĩ phải hát là “ chín mươi ngày tới…” mới là đúng điệu, nếu không phải hát là;
Mỗi năm HẾT hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua sướng vui làm sao, ngồi câu bờ ao, tắm nước sông sâu, gió chiều cùng nhau thả diều, “chạy đồng” khoái lắm người ơi!” (Xin lỗi nhạc sĩ, người viết xin mạn phép đổi lời và bình loạn cho vui thôi). Ấy vậy mà hồi đó mấy …học trò gái, bạn của ông khoái chí quá trời, đi đâu cũng rướn gân cổ lên “mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” bởi buồn nên hổng chịu học hành cho đủ chữ, rồi kỳ thi cuối năm học, tìm hoài không thấy tên trên danh sách trúng tuyển, bèn “cất bước sang ngang” cho khỏi buồn.
Nói nào ngay, chưa có khoảng thời gian nào vui cho bằng thời gian đi học, người nào đã phán câu : nhất quỉ- nhì ma- thứ ba học trò là hơi chơi ép. Thử hỏi trên cõi đời này có mấy ai thấy…quỉ phá, ma chọc một cách minh bạch, rõ ràng như từng chứng kiến lũ học trò phá phách chứ?. Con quỉ nó ra làm sao: mặt xanh, mỏ đỏ, nanh vàng, mắt cú vọ, mũi kỳ lân chăng? Nếu có hình vẽ quỉ, cũng chẳng qua do trí tưởng tượng của ngài hoạ sĩ, nếu quỉ có hiện lên để bắt ai đó, cũng chỉ là câu chuyện người lớn đặt ra răn đe mấy đứa con nít hay nghịch phá, đêm ngủ hay…đái dầm? Nếu có “quỉ nhập tràng” cũng chỉ là sản phẩm của mấy ngài “phớt tỉnh Ăng lê” trong phim ảnh. Nhưng bọn quỉ hút máu người cũng mang tính…kỳ thị nặng, bọn quỉ đực đi hút máu cũng lựa ngày, lựa luôn những người đàn bà vừa trẻ lại đẹp, những mệnh phụ phu nhân, quí phái đài các, sang cả, sống trong những tòa lâu đài, biệt thự nguy nga (mấy bà già trầu, quỉ hổng dám hút máu vì sợ da dày quá, hút …gãy răng?). Còn quỉ cái thì chọn toàn đàn ông đẹp giai, con nhà giàu học giỏi, có chức vị Bá tước hay Hầu tước, Công tước,v.v.v., tệ lắm cũng Bác sĩ, Kỹ sư, chứ tài xế xe ôm hay phu xích lô, xe kéo còn lâu quỉ mới ôm, mới nhìn.
Còn ma hả, ai là người đã thật sự cầm được bàn tay trắng nõn của ma? ngoại trừ mấy nhân vật ương ương- dở dở trong “Liêu trai chí dị” của ông Tàu “Bồ tùng Linh”?. Hổng hiểu làm sao mà khi kể chuyện ma, người ta toàn thấy…ma nữ ? nào là người con gái mặc bộ đồ trắng toát, mái tóc dài tha thướt, đứng giữa một quãng đường tối thủi tối thui, chờ để quá giang xe, mà chỉ chờ đàn ông thôi, hổng thèm quá giang đàn bà, vì Ma cũng sợ mang tiếng…đồng tính(?), mà liền ông khi thấy gái …đứng đường là sáng mắt lên, mời lên yên sau, nhưng chỉ chạy được một quãng là ma…biến, báo hại người chở dùm mắc “bệnh đàng dưới”, muốn khỏi bịnh phải nhờ thầy pháp ếm bùa, làm phép trừ ma. Nhìn chung ma quỉ đâu có phá toàn bộ như cái đám học trò.
Này nhé, khi vào lớp học mà gặp phải ông Thầy …hắc ám, khó ưa, bản mặt lúc nào cũng đằng đằng sát khí, thì trái bồ kết nướng, đập ra, lấy ít bột rắc lên ghế ngồi, tặng Thầy, bảo đảm bữa đó Thầy mà không …gây tiếng động là Thầy hên. Đó là chưa gặp phải trái mắt mèo, Thầy cô nào mà đụng nhằm cũng trở thành những nhạc sĩ tài ba, khảy đờn có hạng. Còn chuyện phá làng, phá xóm hình như tên học trò nào cũng ít nhất…một lần trong đời, hễ đi ngang cửa nhà ai mà mình không ưa, thì cứ tự tiện bấm cái chuông cửa năm, bảy lần rồi ù té chạy, để cho chủ nhà mặc sức chửi thề. Còn tên nào lỡ dại bỏ thư tình trong trang sách chưa kịp trao nàng mà lỡ bị lộ, thì cứ y như rằng bị đám bạn chọc quê liên miên, chỉ còn có cách độn thổ; nếu được.
Đã vậy, ông nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng còn xúi dại “Đưa Em vào hạ” nữa chứ. Đã gặp cái bọn phá như quỉ rồi mà ổng còn xúi : Mùa hè năm nay Anh sẽ đưa em vòng tất cả …hí trường, để mà nghe người ca bài ca sầu nhớ, chén tiễn chén đưa cho …rã rời một đêm hẹn ước…” mèn đéc ơi sao ông xúi bọn trẻ chơi sang vậy? lũ học trò làm gì có nhiều tiền để nghỉ hè rồi đưa em vào HÍ TRƯỜNG, nơi chốn vui chơi, dành cho quí vương tôn công tử, người làm ra lắm bạc nhiều tiền, cho ông to, bà nhớn? lại nữa chỉ đưa em đi một vòng thôi mà làm gì đến nỗi …RÃ RỜI một đêm hẹn ước? xúi chi xúi dại vậy ông?
- MÌNH ƠI! Em muốn…
Ông Tá già giật nẩy mình vì bị bà vợ phá tan hồi ức đẹp, bèn xẳng giọng:
-Giờ này mà… muốn nỗi gì? hổng thấy thằng cháu đang ở đây sao?
-Mình nghĩ đi đâu vậy?, đúng là đầu óc tối thui thui, lúc nào cũng nghĩ đâu đâu không hà, em muốn hỏi mình một chuyện nhỏ thôi mà
-Hỏi gì? Tui nghe nói… em muốn, tui tưởng…
-Mình sao đâu! Mình có nhớ bài hát gì có câu:“Trời hồng hồng ,nắng trong trong, một bầy con nít cùng nhau chạy rông” không? Nói dùm tựa đề cho em biết với.
-Tưởng gì, đó là bài hát HÈ VỀ của nhạc sĩ Hùng Lân, nhưng hồi đó tụi tui hát đâu phải một bầy con nít , mà là : “ không mặc… cái gì đó cùng nhau chạy rông” kia mà.
-Tội quá ông già ơi, cho em xin đi!
-Sao bà cứ chê tui già hoài vậy, hãy nghe hai câu thơ sau đây :
Khuôn mặt, vóc dáng có già
Nhưng tâm hồn trẻ cũng là còn tre!
Nhưng tâm hồn trẻ cũng là còn tre!
-Ha ha ha ! tự nhiên lại làm thơ khen mình, mà thơ gì ngang như cua vậy?
-Nhưng bà kiếm tên bài hát để làm gì vậy?
-Em muốn…muốn tập hát, để ra chỗ cắm trại của tuị nhỏ…hát chơi!
-Mèn đéc ơi! bà đừng có giỡn mặt với nhà… cầm đồ chứ, bài hát đó khó thấu trời, mà làm sao bà hát nổi?
-“ Nổ” với mình một chút cho vui, chứ em cũng sợ nhạc sĩ Hùng Lân buồn lắm chứ bộ, có điều ba của thằng cháu Việt này, nó muốn tìm bài hát đó, để mang ra ngoài chỗ cắm trại với cây đờn guitar tập cho bầy trẻ hát theo cho vui vậy mà.
-Ừ, tui thấy tụi nhỏ chuẩn bị cho kỳ trại hè tới, làm tui cũng nôn nóng luôn, cứ nhớ hồi mình còn trẻ, mỗi lần được nghỉ hè là mừng hết lớn.
-Nếu Mình muốn đi cắm trại với tụi nhỏ thì cũng được vậy.
-Bỏ bà ở nhà một mình sao được, vả lại nếu mấy đứa lớn đi thì bà lại phải giữ hai đứa nhóc, nghĩ cũng…khổ thân già, mấy lúc chúng nó đi chơi xa cả nhà, thì mình phải giữ chó cho chúng, giờ đi cắm trại gần thì giữ mấy đứa bé con.
-Ấy! giờ mình còn khỏe, giúp được con cháu chút gì thì giúp thôi, sao lại than vãn thế hả Mình?
-Thấy bà lo lắng cho con cháu đủ điều, tui đây xin tặng cho bà hai câu thơ:
Nuôi Cha rồi lại nuôi Con,
Nuôi chó giữ nhà rồi lại nuôi Ông.
Nuôi chó giữ nhà rồi lại nuôi Ông.
nếu Bà hỏi mấy người bạn của Bà ai mà giải thích được, tui đây sẽ tặng cho họ cái C.D bằng chính tiếng hát của tui.
- Hích hích hich! Ha ha ha ! tưởng C.D của của ca sĩ nổi tiếng nào thì bà con đưa tay lấy lẹ, chứ của Mình thì …ai can du!, ha ha ha ha, coi chừng Mình sẽ bị ra tòa đó.
-Tui làm tội tình gì mà phải ra tòa?
-Tội …tra tấn màng nhĩ của người ta chứ tội gì, ha ha ha già mà ham!
Bị bà vợ già chê quá cỡ, ông Tá già buồn tình bỏ đi, vừa đi vừa lẩm bẩm:
-Đúng là …bụt chùa nhà không thiêng, để tui hát thử coi “ Mỗi năm đến hè thì ta nghỉ hè, nghỉ xong rồi ta phải đi học thôi…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét