Cậu bé con hơn mười tuổi, ôm cứng lấy người mẹ không muốn rời, hình như bé biết lần ra đi này khó còn cơ hội gặp lại mẹ mình, khó mà nghe được tiếng mẹ gọi về ăn cơm dù là những chén cơm độn bắp độn khoai, không còn được đùa giỡn cùng lũ em mới lớn, không còn nghe cha gọi ngồi vô chỗ học bài…, trong khi người cậu đứng bên cứ cầm tay hối thúc: nhanh lên, nhanh lên, không chần chờ được nữa!.
Cậu bé buông mẹ ra, vừa bước đi được vài bước. lại chạy a trở vào lòng mẹ mà giùng giằng nói :Con không muốn đi! Con không muốn đi!
Người mẹ cắn chặt hai hàm răng không để nước mắt mình tuôn chảy, hai tay ôm xiết chặt đứa con vào lòng, một cử chỉ vuốt ve trìu mến, nửa muốn giữ con lại, nửa muốn con ra đi, một giằng co xâu xé mãnh liệt từ trong tận cùng sâu thẳm của buồng tim, cuối cùng, gượng nhẹ ôn tồn dỗ dành đứa bé:- “Hãy theo cậu đi chơi, để ba má lo cho mấy đứa em con rồi ba má sẽ gặp con sau, nhớ nghe lời cậu nghe con, cố gắng học hành cho nên người, đừng để cậu phải lo lắng và ba má buồn nghe con!” Trong khi người cha đứng bên trong khung cửa, mắt cứ ngước lên trời, như thầm van vái trời cao hãy ban phước lành cho đứa con trai đầu lòng của họ ra đi được xuôi chèo mát mái, cùng lúc ngăn giòng nước mắt chực chờ rơi .
Và Trời đã thương tình, đẩy đưa chiếc thuyền con mong manh có cậu cháu đứa bé vượt cả một đại dương mênh mông với muôn vàn sóng cao gió cả nguy hiểm trùng trùng , cuối cùng cũng đến được bến bờ Tự Do.
Thời gian trôi nhanh. Cậu bé con tên Nhân ngày nào bây giờ là một thanh niên tuấn tú. Sống trên đất Mỹ nhưng nhớ lời mẹ dặn và nhờ sự khuyến khích của người cậu, nên đã chăm chỉ học hành, và công việc đang làm là “Phó giám đốc” một ngân hàng trong thành phố. Nhân đã lập gia đình và có một cháu gái vừa lên hai tháng tuổi, và Nhân chính là con trai đầu lòng của anh chị Nghĩa - Hạnh, những bạn học cũ năm nào.
Bao nhiêu năm qua, từ những ngày anh còn trong trại tù Cộng sản với tội danh “ngụy quân”, mà là tên ngụy quân hắc ám, vì đã được “đế quốc Mỹ” huấn luyện để về “chống phá nhân dân”. Chị là con nhà “tư sản mại bản”, nên bị tịch thu tài sản, bị đấu tố liên miên. Trong sáu năm ròng rã đó, chị một mình tất tả đi thăm nuôi chồng, lo lắng cho đàn con bốn đứa còn rất nhỏ dại. Tuy anh chưa được trả về, nhưng chị đã lăn lộn tìm đường, bắt mối để cả gia đình vượt thoát theo làn sóng người vượt biển theo lời anh dặn. Nhưng số mạng trớ trêu, những dấu chỉ tay trong bàn tay năm ngón của chị không có đường “xuất ngoại”, nên cả chục lần đi, lúc thì chạy trốn thục mạng, lúc bị bắt giam hàng tháng trời, cuối cùng chị được rời khỏi nhà tù trở về nguyên quán nhờ đám trẻ thơ. Nhưng chính trên quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn đã không phải là chốn dung thân cho một gia đình nhỏ đã nhiều lần trốn bỏ ra đi. Khi anh ra tù, anh chị tìm về miền Nam làm thuê làm mướn để sống qua ngày, vì số tiền dành dụm được đã mất sạch vì những chuyến vượt biên…
Trong những năm gần đây, dù “nước nhà đã được đổi mới”, nhưng anh chị cũng đã vượt không biết bao gian lao, cơ cực, nhiều khi phải trốn chui trốn nhủi vì những hệ lụy trong quá khứ cứ mãi đuổi theo, cùng lúc tìm kế sinh nhai để nuôi dưỡng ba đứa con còn lại được nên người và hiện tại hai cháu gái đã thành gia thất .
“-Bây giờ, nhờ Trời thương, tụi tao đã đỡ khổ lắm rồi, tin cho mày mừng!”
Tôi mừng lắm, vì sau bao nhiêu năm trời xa xứ, ngóng về quê xưa tìm kiếm bạn bè, nghe tin kẻ mất người còn, người ăn nên làm ra thì ít mà kẻ khốn khó thì nhiều, nên nghe chị báo tin vui, tôi vui lây niềm vui với chị, chị còn nói cháu Nhân hiện đang có nhà ở cùng thành phố với tôi, sau một thời gian đi đi về về Cali huấn luyện người cho cơ quan xong thì sẽ ở luôn bên Houston. Và cũng “hẹn hò” sẽ đến ở với chị vài hôm để kể chuyện …đời xưa, khi tôi có dịp về lại VN.
Nhưng, ngay ngày sau, chỉ một ngày thôi, cú điện thoại viễn liên từ trong nước gọi ra của chị làm tôi giật bắn người : “Thằng Nhân vừa bị tai nạn xe hơi trong lúc đi làm về ở Cali, nghe nói nặng lắm, không còn biết gì nữa! vợ chồng tao đang làm đơn xin đi Mỹ thăm nuôi con..” Những cuộc gọi viễn liên từ Texas sang Cali thăm hỏi, cũng chỉ để biết tin “Cháu đang nằm trong phòng cấp cứu, vì đốt xương sống cổ của cháu bị hư, mặc dù não bộ vẫn nhận thức tốt, nhưng cháu nằm liệt và không nói được, chỉ mấp máy đôi môi, thở bằng ống ..tình trạng nguy ngập….”
Một gia đình ở tại Mỹ, nếu gặp hoàn cảnh thương tâm như vậy cũng đã xất bất xang bang, huống gì anh chị Nghĩa, vừa chân ướt chân ráo đến xứ Mỹ là phải vào túc trực trong nhà thương. Nhà cửa không có, xe cộ cũng không, tiếng nói xứ người tịt mù, chỉ biết nương nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình người em, mà nhà người em thì xa bệnh viện cả giờ lái xe, lại phải đi làm ca hai. Thế là mỗi sáng anh chị phải nhờ người chở vào nhà thương, ngồi bó gối nhìn con thoi thóp, một miếng cháo cũng không màng, còn đau xót nào hơn cảnh cha mẹ già sau bao năm gặp lại con, chỉ đươc nhìn con mấp máy đôi môi mà đoán xem con muốn nói câu gì, để nhìn đứa con nằm liệt giường, đến bàn tay ấp ủ yêu thương của cha mẹ cũng không còn có cơ hội nắm lấy …!
Một may mắn tình cờ, một người bạn, một đồng hương: Anh chị Bổng, những người có tấm lòng rộng mở như dòng sông Ba mùa nước nổi, sau khi biết được hoàn cảnh của anh chị Nghĩa, đã đón hai vợ chồng về nhà trú ngụ, anh chị phụ đưa đón tới bệnh viện gần nhà và cơm nước sẵn sàng vào mỗi tối. Một nghiã cử cao đẹp vô vàn, trong thời buổi kinh tế khó khăn. Một bông hồng cho người đồng hương tốt bụng.
“ Hôm nay cháu nóng sốt hơn hôm qua, tình trạng không mấy khá!...” chẳng phải vì bác sĩ xứ Mỹ này không giỏi, nhưng tình trạng bệnh lý của cháu quá ngặt nghèo, lại thêm tâm bệnh nữa cũng không chừng, nghe nói- mới nghe nói cũng đã thấy tím ruột người nghe: rằng người vợ trẻ của cháu Nhân đem gửi đứa con vừa hơn 5 tháng tuổi cho .. ông Nội trông coi (dù đang ở nhờ nhà bạn, cũng chẳng biết cô sang Ca ở tại đâu?), để đi làm. Cô ấy phải làm gì khi người chồng đang trong cơn hoạn nạn thập tử nhứt sinh, khi mà công ty đã trả mọi chi phí sinh hoạt hàng tháng cho gia đình đã được hơn 3 tháng? Nhiều lúc chị Hạnh ngồi chờ mãi chẳng thấy bóng dáng cô con dâu, mà anh thì bảo không vô nhà thương được vì bận giữ cháu cho má nó vào thăm chồng(?) Hình như cháu Nhân biết. Nhưng cháu không nói được nên lời, chỉ ứa nước mắt mà mơ mơ màng màng nhìn vào cõi xa xăm, cháu có suy nghĩ gì làm sao cha mẹ biết(?), nhất là những lúc cháu nghe được lời người vợ trẻ, muốn Bác sĩ …rút ống, để cháu sớm ra đi được nhẹ nhàng. Chỉ thương cho anh chị Nghiã, thương cho cháu Nhân, bao nhiêu năm trời, tưởng con gặp được cha mẹ trong niềm hân hoan vui sướng, đón đưa cha mẹ đi đó đi đây, cho cha mẹ hưởng trọn niềm vui đoàn tụ trên đất nước tự do, dân chủ, một xứ sở giàu mạnh nhất hành tinh này, một ước muốn mà ngày xưa cha mẹ cậu đã không bao giờ vươn tới được ….
Nhưng không, ngày ngày anh chị phải nước mắt đoanh tròng, ngồi nhìn con mà bất lực, dù y khoa xứ Mỹ tiên tiến nhất trần gian. Người ngoài cuộc biết làm gì hơn là dâng lời cầu nguyện đến những đấng tối cao dù Đức Chúa hay Đức Phật hoặc Đức Thầy….Nhưng tất cả đã vượt thoát khỏi tầm tay, bao nhiêu buồn thương, đau xót đã dồn cháu Nhân đến đọan cuối cuộc đời, cháu đã nhắm mắt buông xuôi trong tiếng nấc nghẹn ngào chết lịm của người mẹ già, cái đau xé ruột của người cha và sự bàng hoàng của những người quen biết, nhưng vẫn chưa thấy bóng hình của người vợ trẻ(?). Cháu Nhân đi nhưng mắt vẫn mở trừng trừng, như nuối tiếc, như uất hận, như biết mình bất lực không còn làm được gì trước sự vắng mặt của người vợ đầu ấp tay gối mấy năm qua. Có lẽ cháu Nhân chờ, chờ đợi một tiếng gọi thân thương từ bờ môi người vợ trẻ, một ấp ủ thương yêu của mối tình đầu trân quí với một đám cưới rộn ràng, rình rang từ xứ Mỹ về lại tận Việt nam, vì cha mẹ chú rể không thể hiện diện trên xứ sở này. Nhưng tất cả đã muộn.
Ngày tang lễ “hỏa thiêu” cháu Nhân, rất đông bạn bè, thân hữu đến đọc kinh cầu nguyện tiễn đưa. Và cả những người chưa từng quen biết, nhưng nghe đến câu chuyện tai nạn thương tâm cũng tìm đến đốt nén nhang tiễn biệt, làm ấm lòng anh chị Nghiã nơi đất lạ quê người. Qua điện thoại viễn liên tôi biết được điều đó..
Cậu bé buông mẹ ra, vừa bước đi được vài bước. lại chạy a trở vào lòng mẹ mà giùng giằng nói :Con không muốn đi! Con không muốn đi!
Người mẹ cắn chặt hai hàm răng không để nước mắt mình tuôn chảy, hai tay ôm xiết chặt đứa con vào lòng, một cử chỉ vuốt ve trìu mến, nửa muốn giữ con lại, nửa muốn con ra đi, một giằng co xâu xé mãnh liệt từ trong tận cùng sâu thẳm của buồng tim, cuối cùng, gượng nhẹ ôn tồn dỗ dành đứa bé:- “Hãy theo cậu đi chơi, để ba má lo cho mấy đứa em con rồi ba má sẽ gặp con sau, nhớ nghe lời cậu nghe con, cố gắng học hành cho nên người, đừng để cậu phải lo lắng và ba má buồn nghe con!” Trong khi người cha đứng bên trong khung cửa, mắt cứ ngước lên trời, như thầm van vái trời cao hãy ban phước lành cho đứa con trai đầu lòng của họ ra đi được xuôi chèo mát mái, cùng lúc ngăn giòng nước mắt chực chờ rơi .
Và Trời đã thương tình, đẩy đưa chiếc thuyền con mong manh có cậu cháu đứa bé vượt cả một đại dương mênh mông với muôn vàn sóng cao gió cả nguy hiểm trùng trùng , cuối cùng cũng đến được bến bờ Tự Do.
Thời gian trôi nhanh. Cậu bé con tên Nhân ngày nào bây giờ là một thanh niên tuấn tú. Sống trên đất Mỹ nhưng nhớ lời mẹ dặn và nhờ sự khuyến khích của người cậu, nên đã chăm chỉ học hành, và công việc đang làm là “Phó giám đốc” một ngân hàng trong thành phố. Nhân đã lập gia đình và có một cháu gái vừa lên hai tháng tuổi, và Nhân chính là con trai đầu lòng của anh chị Nghĩa - Hạnh, những bạn học cũ năm nào.
Bao nhiêu năm qua, từ những ngày anh còn trong trại tù Cộng sản với tội danh “ngụy quân”, mà là tên ngụy quân hắc ám, vì đã được “đế quốc Mỹ” huấn luyện để về “chống phá nhân dân”. Chị là con nhà “tư sản mại bản”, nên bị tịch thu tài sản, bị đấu tố liên miên. Trong sáu năm ròng rã đó, chị một mình tất tả đi thăm nuôi chồng, lo lắng cho đàn con bốn đứa còn rất nhỏ dại. Tuy anh chưa được trả về, nhưng chị đã lăn lộn tìm đường, bắt mối để cả gia đình vượt thoát theo làn sóng người vượt biển theo lời anh dặn. Nhưng số mạng trớ trêu, những dấu chỉ tay trong bàn tay năm ngón của chị không có đường “xuất ngoại”, nên cả chục lần đi, lúc thì chạy trốn thục mạng, lúc bị bắt giam hàng tháng trời, cuối cùng chị được rời khỏi nhà tù trở về nguyên quán nhờ đám trẻ thơ. Nhưng chính trên quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn đã không phải là chốn dung thân cho một gia đình nhỏ đã nhiều lần trốn bỏ ra đi. Khi anh ra tù, anh chị tìm về miền Nam làm thuê làm mướn để sống qua ngày, vì số tiền dành dụm được đã mất sạch vì những chuyến vượt biên…
Trong những năm gần đây, dù “nước nhà đã được đổi mới”, nhưng anh chị cũng đã vượt không biết bao gian lao, cơ cực, nhiều khi phải trốn chui trốn nhủi vì những hệ lụy trong quá khứ cứ mãi đuổi theo, cùng lúc tìm kế sinh nhai để nuôi dưỡng ba đứa con còn lại được nên người và hiện tại hai cháu gái đã thành gia thất .
“-Bây giờ, nhờ Trời thương, tụi tao đã đỡ khổ lắm rồi, tin cho mày mừng!”
Tôi mừng lắm, vì sau bao nhiêu năm trời xa xứ, ngóng về quê xưa tìm kiếm bạn bè, nghe tin kẻ mất người còn, người ăn nên làm ra thì ít mà kẻ khốn khó thì nhiều, nên nghe chị báo tin vui, tôi vui lây niềm vui với chị, chị còn nói cháu Nhân hiện đang có nhà ở cùng thành phố với tôi, sau một thời gian đi đi về về Cali huấn luyện người cho cơ quan xong thì sẽ ở luôn bên Houston. Và cũng “hẹn hò” sẽ đến ở với chị vài hôm để kể chuyện …đời xưa, khi tôi có dịp về lại VN.
Nhưng, ngay ngày sau, chỉ một ngày thôi, cú điện thoại viễn liên từ trong nước gọi ra của chị làm tôi giật bắn người : “Thằng Nhân vừa bị tai nạn xe hơi trong lúc đi làm về ở Cali, nghe nói nặng lắm, không còn biết gì nữa! vợ chồng tao đang làm đơn xin đi Mỹ thăm nuôi con..” Những cuộc gọi viễn liên từ Texas sang Cali thăm hỏi, cũng chỉ để biết tin “Cháu đang nằm trong phòng cấp cứu, vì đốt xương sống cổ của cháu bị hư, mặc dù não bộ vẫn nhận thức tốt, nhưng cháu nằm liệt và không nói được, chỉ mấp máy đôi môi, thở bằng ống ..tình trạng nguy ngập….”
Một gia đình ở tại Mỹ, nếu gặp hoàn cảnh thương tâm như vậy cũng đã xất bất xang bang, huống gì anh chị Nghĩa, vừa chân ướt chân ráo đến xứ Mỹ là phải vào túc trực trong nhà thương. Nhà cửa không có, xe cộ cũng không, tiếng nói xứ người tịt mù, chỉ biết nương nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình người em, mà nhà người em thì xa bệnh viện cả giờ lái xe, lại phải đi làm ca hai. Thế là mỗi sáng anh chị phải nhờ người chở vào nhà thương, ngồi bó gối nhìn con thoi thóp, một miếng cháo cũng không màng, còn đau xót nào hơn cảnh cha mẹ già sau bao năm gặp lại con, chỉ đươc nhìn con mấp máy đôi môi mà đoán xem con muốn nói câu gì, để nhìn đứa con nằm liệt giường, đến bàn tay ấp ủ yêu thương của cha mẹ cũng không còn có cơ hội nắm lấy …!
Một may mắn tình cờ, một người bạn, một đồng hương: Anh chị Bổng, những người có tấm lòng rộng mở như dòng sông Ba mùa nước nổi, sau khi biết được hoàn cảnh của anh chị Nghĩa, đã đón hai vợ chồng về nhà trú ngụ, anh chị phụ đưa đón tới bệnh viện gần nhà và cơm nước sẵn sàng vào mỗi tối. Một nghiã cử cao đẹp vô vàn, trong thời buổi kinh tế khó khăn. Một bông hồng cho người đồng hương tốt bụng.
“ Hôm nay cháu nóng sốt hơn hôm qua, tình trạng không mấy khá!...” chẳng phải vì bác sĩ xứ Mỹ này không giỏi, nhưng tình trạng bệnh lý của cháu quá ngặt nghèo, lại thêm tâm bệnh nữa cũng không chừng, nghe nói- mới nghe nói cũng đã thấy tím ruột người nghe: rằng người vợ trẻ của cháu Nhân đem gửi đứa con vừa hơn 5 tháng tuổi cho .. ông Nội trông coi (dù đang ở nhờ nhà bạn, cũng chẳng biết cô sang Ca ở tại đâu?), để đi làm. Cô ấy phải làm gì khi người chồng đang trong cơn hoạn nạn thập tử nhứt sinh, khi mà công ty đã trả mọi chi phí sinh hoạt hàng tháng cho gia đình đã được hơn 3 tháng? Nhiều lúc chị Hạnh ngồi chờ mãi chẳng thấy bóng dáng cô con dâu, mà anh thì bảo không vô nhà thương được vì bận giữ cháu cho má nó vào thăm chồng(?) Hình như cháu Nhân biết. Nhưng cháu không nói được nên lời, chỉ ứa nước mắt mà mơ mơ màng màng nhìn vào cõi xa xăm, cháu có suy nghĩ gì làm sao cha mẹ biết(?), nhất là những lúc cháu nghe được lời người vợ trẻ, muốn Bác sĩ …rút ống, để cháu sớm ra đi được nhẹ nhàng. Chỉ thương cho anh chị Nghiã, thương cho cháu Nhân, bao nhiêu năm trời, tưởng con gặp được cha mẹ trong niềm hân hoan vui sướng, đón đưa cha mẹ đi đó đi đây, cho cha mẹ hưởng trọn niềm vui đoàn tụ trên đất nước tự do, dân chủ, một xứ sở giàu mạnh nhất hành tinh này, một ước muốn mà ngày xưa cha mẹ cậu đã không bao giờ vươn tới được ….
Nhưng không, ngày ngày anh chị phải nước mắt đoanh tròng, ngồi nhìn con mà bất lực, dù y khoa xứ Mỹ tiên tiến nhất trần gian. Người ngoài cuộc biết làm gì hơn là dâng lời cầu nguyện đến những đấng tối cao dù Đức Chúa hay Đức Phật hoặc Đức Thầy….Nhưng tất cả đã vượt thoát khỏi tầm tay, bao nhiêu buồn thương, đau xót đã dồn cháu Nhân đến đọan cuối cuộc đời, cháu đã nhắm mắt buông xuôi trong tiếng nấc nghẹn ngào chết lịm của người mẹ già, cái đau xé ruột của người cha và sự bàng hoàng của những người quen biết, nhưng vẫn chưa thấy bóng hình của người vợ trẻ(?). Cháu Nhân đi nhưng mắt vẫn mở trừng trừng, như nuối tiếc, như uất hận, như biết mình bất lực không còn làm được gì trước sự vắng mặt của người vợ đầu ấp tay gối mấy năm qua. Có lẽ cháu Nhân chờ, chờ đợi một tiếng gọi thân thương từ bờ môi người vợ trẻ, một ấp ủ thương yêu của mối tình đầu trân quí với một đám cưới rộn ràng, rình rang từ xứ Mỹ về lại tận Việt nam, vì cha mẹ chú rể không thể hiện diện trên xứ sở này. Nhưng tất cả đã muộn.
Ngày tang lễ “hỏa thiêu” cháu Nhân, rất đông bạn bè, thân hữu đến đọc kinh cầu nguyện tiễn đưa. Và cả những người chưa từng quen biết, nhưng nghe đến câu chuyện tai nạn thương tâm cũng tìm đến đốt nén nhang tiễn biệt, làm ấm lòng anh chị Nghiã nơi đất lạ quê người. Qua điện thoại viễn liên tôi biết được điều đó..
Nhưng nỗi đau mất con còn đang cháy nát tâm can, thì nỗi buồn xa cháu tưởng chừng như vĩnh viễn. Người con dâu sau tang lễ của chồng, đã bồng đứa con thơ đi mất dạng, không để cho anh chị Nghĩa có cơ hội bồng ẵm, nâng niu đứa cháu nội của mình dù một ngày một buổi, thay thế hình bóng đứa con trai không bao giờ tìm lại được.
“Mày tìm dùm tao thử con dâu tao nó ở chỗ nào? nghe nói nó cũng ở Houston, căn nhà thằng Nhân đã mua chừng một năm nay trước khi nó bị tai nạn, mua để đem con vợ và cha mẹ vợ của nó sang ở…” Bộ chị đùa sao? Ở xứ Mỹ này muốn tìm một người có địạ chỉ hẳn hòi thì may ra, còn nói khơi khơi biết đâu mà kiếm.
Tôi hỏi chị có biết chút manh mối gì không? chỉ còn nghe tiếng khóc. Chị nói, ngày cháu Nhân còn sống, cháu chỉ gọi điện thoại về, và nói đã mua nhà rất lớn ở Houston, và đưa vợ với gia đình nhà vợ sang ở, còn mở tiệm “Nail” cho người mẹ vợ nữa, vậy thôi! Giờ thì cháu Nhân đã nhắm mắt xuôi tay đi mãi không về, còn biết tìm ai để hỏi, khi mà người vợ trẻ và gia đình nhà vợ của cháu như muốn cắt đứt mọi liên hệ với gia đình chồng? cho nên ngay từ những ngày cháu mới vào bệnh viện, chưa bao giờ thấy bóng dáng họ, hoặc một câu hỏi thăm nom, an ủi., một điều mà anh chị cứ thắc mắc tuy chưa tìm ra câu giải đáp, dù rằng đến ngày ‘hỏa thiêu” cháu Nhân , họ có đến để…khóc đưa tiễn biệt!
Trước khi anh chị từ giã nước Mỹ trong tâm trạng buồn-thương, tiếc-hận để trở lại VN, mang theo phần tâm linh với hộp tro cốt của người con trai yêu quí. Chúng tôi, một nhóm bạn cũ, cùng tất cả mọi người quen biết dù thân hay sơ, đã chia xẻ niềm đau cùng tận, hết lòng dâng lời cầu nguyện, nguyện cầu cho anh chị giữ vững được niềm tin, niềm tin vào sự huyền diệu của các đấng tối cao, trợ giúp anh chị có đầy đủ nghị lực để vượt thoát được mọi khó khăn đang quyện chặt vào cuộc sống hằng ngày trước mặt.
Nguyện cho linh hồn của cháu Nhân đừng lưu luyến chi chốn dương trần đầy bi hận, được sớm siêu thoát về chốn vĩnh hằng, nơi mà cháu sẽ không còn chờ đợi, không uất ức thương tâm trước bất cứ một cảnh ngộ nào, cháu hãy buông hết để nhẹ nhàng thanh thản mà ra đi, hãy xem nơi này chỉ là cõi tạm, và hãy tha thứ cho những người đã làm cho cháu buồn khổ. Với cuộc sống thế gian, tiền bạc có thể là nhu cầu cần thiết nhất trong đời, người trần tục sao chẳng vướng lòng tham(?). Nhưng trước cảnh ngộ của cháu, bạc tiền chỉ là những thứ phù du, có đó rồi mất đó, “khi ra đời không mang tới, chết không mang theo”, nên khi lìa khỏi cõi trần, chỉ có mỗi một bộ quần áo tẩm liệm trong chiếc quan tài buồn, chứ có thêm được gì đâu!!!
Mong rằng anh chị Nghĩa cố tìm kiếm trong mớ giấy tờ liên hệ đến cháu Nhân, may ra tìm được cái địa chỉ nhà cô con dâu. Chừng ấy, biết đâu những bức thư tình cảm, từ VN gửi qua thăm hỏi, sẽ khiến cô con dâu …nghĩ lại mà nhớ đến cha mẹ chồng, đến gia đình nhà chồng với lòng thương cảm, hối hận. Để rồi mai kia mốt nọ đứa bé gái mồ côi cha khi mới ngoài sáu tháng tuổi, lớn lên còn biết được dòng dõi, tông đường, mà tìm về nguồn cội. Mong lắm thay!!!
“Mày tìm dùm tao thử con dâu tao nó ở chỗ nào? nghe nói nó cũng ở Houston, căn nhà thằng Nhân đã mua chừng một năm nay trước khi nó bị tai nạn, mua để đem con vợ và cha mẹ vợ của nó sang ở…” Bộ chị đùa sao? Ở xứ Mỹ này muốn tìm một người có địạ chỉ hẳn hòi thì may ra, còn nói khơi khơi biết đâu mà kiếm.
Tôi hỏi chị có biết chút manh mối gì không? chỉ còn nghe tiếng khóc. Chị nói, ngày cháu Nhân còn sống, cháu chỉ gọi điện thoại về, và nói đã mua nhà rất lớn ở Houston, và đưa vợ với gia đình nhà vợ sang ở, còn mở tiệm “Nail” cho người mẹ vợ nữa, vậy thôi! Giờ thì cháu Nhân đã nhắm mắt xuôi tay đi mãi không về, còn biết tìm ai để hỏi, khi mà người vợ trẻ và gia đình nhà vợ của cháu như muốn cắt đứt mọi liên hệ với gia đình chồng? cho nên ngay từ những ngày cháu mới vào bệnh viện, chưa bao giờ thấy bóng dáng họ, hoặc một câu hỏi thăm nom, an ủi., một điều mà anh chị cứ thắc mắc tuy chưa tìm ra câu giải đáp, dù rằng đến ngày ‘hỏa thiêu” cháu Nhân , họ có đến để…khóc đưa tiễn biệt!
Trước khi anh chị từ giã nước Mỹ trong tâm trạng buồn-thương, tiếc-hận để trở lại VN, mang theo phần tâm linh với hộp tro cốt của người con trai yêu quí. Chúng tôi, một nhóm bạn cũ, cùng tất cả mọi người quen biết dù thân hay sơ, đã chia xẻ niềm đau cùng tận, hết lòng dâng lời cầu nguyện, nguyện cầu cho anh chị giữ vững được niềm tin, niềm tin vào sự huyền diệu của các đấng tối cao, trợ giúp anh chị có đầy đủ nghị lực để vượt thoát được mọi khó khăn đang quyện chặt vào cuộc sống hằng ngày trước mặt.
Nguyện cho linh hồn của cháu Nhân đừng lưu luyến chi chốn dương trần đầy bi hận, được sớm siêu thoát về chốn vĩnh hằng, nơi mà cháu sẽ không còn chờ đợi, không uất ức thương tâm trước bất cứ một cảnh ngộ nào, cháu hãy buông hết để nhẹ nhàng thanh thản mà ra đi, hãy xem nơi này chỉ là cõi tạm, và hãy tha thứ cho những người đã làm cho cháu buồn khổ. Với cuộc sống thế gian, tiền bạc có thể là nhu cầu cần thiết nhất trong đời, người trần tục sao chẳng vướng lòng tham(?). Nhưng trước cảnh ngộ của cháu, bạc tiền chỉ là những thứ phù du, có đó rồi mất đó, “khi ra đời không mang tới, chết không mang theo”, nên khi lìa khỏi cõi trần, chỉ có mỗi một bộ quần áo tẩm liệm trong chiếc quan tài buồn, chứ có thêm được gì đâu!!!
Mong rằng anh chị Nghĩa cố tìm kiếm trong mớ giấy tờ liên hệ đến cháu Nhân, may ra tìm được cái địa chỉ nhà cô con dâu. Chừng ấy, biết đâu những bức thư tình cảm, từ VN gửi qua thăm hỏi, sẽ khiến cô con dâu …nghĩ lại mà nhớ đến cha mẹ chồng, đến gia đình nhà chồng với lòng thương cảm, hối hận. Để rồi mai kia mốt nọ đứa bé gái mồ côi cha khi mới ngoài sáu tháng tuổi, lớn lên còn biết được dòng dõi, tông đường, mà tìm về nguồn cội. Mong lắm thay!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét