Con
quì lạy Chúa trên trời
Sao cho
con …trúng được vài triệu thôi!
Là con mãn nguyện lắm rồi,
Từ nay con sẽ không phiền Ngài Chúa ơi!
Tấm lòng thành
con van nài,
Giúp
con thêm tí… tiền xài Chúa ơi!,
Nhiều thứ phải chi quá
trời,
Không
tiền sao đáp ứng nổi lời mời …Chúa ơi! Chúa ơi!
(Xin phép tác giả cho ...sửa lời mấy
câu)
-Ha ha ha !...Ha ha ha!
Bà
Tá giật thót người vì một tiếng cười phát ra ngay trong căn phòng khách vắng
vẻ, phá tan bầu không khí yên tĩnh, cái không gian u-tịch, im ắng, mà bà nghĩ
chỉ dành cho lời cầu nguyện của riêng bà. Ngơ ngác đưa mắt nhìn quanh, bà gặp
phải khuôn mặt …hắc ám của ông chồng già đang núp sau cánh cửa gỗ và đang còn
há họng ra cười, hở cả mười mấy cái răng …giả. Nổi quạu, bà Tá hét toáng lên:
-Làm
gì mà núp trong đó cười dữ vậy?
-Mèn
đéc ơi! Bài hát “Con quì lạy Chúa trên
trời” lời thơ của thi sĩ Nhất Tuấn, lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rất
hay ho, tình tứ, mà bà đem sửa lời để cầu trúng số. Ha ha ha ! nghe qua nhịn
cười hổng nổi.
-Cầu
gì mà chả cầu, em đâu có cầu trúng gió mà mình lo.
-Bà
ơi! Cầu xin cái chi cũng được, nhưng xin trúng số coi bộ không được đâu, Chúa
đâu có…quỡn mà chứng giám cho mấy kẻ tham tiền như bà đây chớ, nhất là đêm nay,
đêm Nô-ên, đêm Chúa sinh ra đời, Chúa đang còn bận rộn lắm!
-Chứ
không phải mình có ý ganh tị? Rõ ràng từ trước đến nay ai ai cũng có quyền cầu
xin Chúa ban ơn, ban phước lành kia mà, chả dzậy mà hồi còn trẻ, chúng mình đi
tới đâu cũng nghe ‘con quì lạy Chuá trên
trời, sao cho con lấy được người con yêu”…
-Ấy
ấy, đúng rồi! người ta xin Chúa ban cho tình yêu, cái phần tâm linh, tình cảm,
phần thiêng liêng, cao đẹp, chứ ai như bà đi xin Chúa cho trúng số triệu. Dỡm!
đồ trần tục!
-Xí!
Tình hay tiền gì cũng bắt đầu bằng chữ T thôi! Ngày xưa còn trẻ, hay bọn con
nít mới lớn lên bây giờ cầu xin tình yêu là đúng rồi, còn bọn già như mình đi
xin tình để …tế mồ à? Phải xin tiền để tiêu xài chứ!
-Nhưng
bà hổng nghe người ta thường bảo: tiền tài hổng đem lại hạnh phúc đó sao? nhất
là thứ tiền trúng số thường đem lại những chuyện xui xẻo.
-Xạo
hoài! tại hổng có tiền nên nói an ủi cho đỡ tủi thân thì có, mình nhớ hồi còn
bên nhà thường nghe bọn con nít nó hát vè : Tiền
là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà
tiến thân, là cái cân công lý. Mình nghĩ thế nào cứ tự nhiên…góp ý !
-Nhưng
có nhiều tiền quá cũng… kẹt! Mình mà trúng số một cái là có nhiều người gọi
phone cho mình ngay, sẽ có nhiều cơ quan, nhiều hội thiện nguyện tìm đến, rồi cái
bọn người …hổng lương thiện mấy cũng hỏi thăm điạ chỉ…
-Ha
ha ha, chưa có tiền mà sợ bị thiên hạ làm phiền! Nhưng dù sao có tí tiền cũng
đỡ khổ mình ơi! nhất là thời buổi “NGÂN QUYỀN” được đề cao tối đa.
-Dừng
lại, dừng lại! bà có nói lộn không? Nhân quyền chứ sao lại Ngân quyền? Nhân
quyền làm gì chen vào chuyện tiền nong của Bà?
-Nhân
quyền là quyền được làm người, được đủ thứ, em đây không có khả năng bàn tới,
em chỉ nói… ngân thôi, kim ngân là dzàng bạc đó mà!
-Nhưng
mà!..
-Thói
đời…xưa người ta thường nói : “Bần cư náo
thị vô nhơn đáo, phú tại sơn lâm hữu
khách tầm”. Rõ ràng là nếu mình giàu
có thì người ta sẽ đến với mình dù ở tận trên núi đèo heo hút gió, muốn đến nhà
phải leo đến bở hơi tai (ở Mỹ này đường sá lên núi được làm thẳng băng cho
người giàu đi, nên chẳng ngại), vậy thì mình đừng có nhưng nhị gì ráo trọi. Nếu
kỳ này mà em cầu xin được toại nguyện, rõ ràng là em đã được Chúa gọi về, ủa
nói lộn, là đã được Chúa ban phước lành!
-Tiền
mà lành à?
-Phải
chớ! Có nhiều tiền thì em sẽ không còn lo lắng nhiều nữa, không cảm thấy bứt
rứt, khó chịu, không tính toán li chi, sẽ thoải mái vô cùng, ăn ngon, ngủ yên,
sức khỏe dồi dào, da mặt hồng hào (chắc chắn phải đi sửa sắc đẹp), ăn nói sẽ
ngọt ngào, được lắm kẻ mời chào, nhất là sẵn sàng giúp đỡ đồng bào…
-Nhưng
bây giờ mình hổng có nhiều tiền, mình vẫn có cuộc sống ấm no, cũng giúp người
khốn khổ, nhờ chịu khó làm lụng, chớ có đói rách gì đâu, đời sống cũng ổn định
mà!.
-Mình
chẳng chịu nhìn xa thấy rộng gì ráo trọi, ổn là ổn trong nhà mình thôi, đi làm
chỉ đủ tiền trả tiền nhà, tiện điện, nước, gas, bảo hiểm, tiền xe, tiền lời…rờ
đít, v…v , nhưng muốn ra khỏi cửa thì phải nhíu mày suy nghĩ, tính tóan trước
sau, nếu mà mình có được nhiều tiền hơn….
-Nè
nè, bộ đầu óc bà trống rỗng mọi thứ, ngoại trừ chữ…Tiền?
-Lầm
to! bởi em yêu đời, yêu người, thương người như thể thương thân, nên em mới xin
trúng số.
-Tui
chưa hiểu hết ý bà.
-Để
em nói vắn tắt, không nói chuyện xa vời về quốc gia, tổ quốc, thế giới gì ráo
trọi, chỉ nói chuyện “ĐỜI SỐNG QUANH TA”, hằng ngày mình có nghe đài, đọc báo
không?
-Dĩ
nhiên, cái gì cũng nghe cũng biết hết, ngay cả thông báo !
-Vậy
thông báo thường kêu gọi làm gì?
-Để
coi…! À thông báo thường kêu gọi sự hảo tâm đóng góp (tùy hỉ) để cứu trợ nạn
nhân bão lụt ở mọi chỗ, mọi nơi từ đất Mỹ đến tận bên xứ Phi châu xa tắp, chạy
khắp trên đất nước Việt nam, rồi nạn động đất ở những nước nghèo, rồi sắp tới
đây là cho …niềm mơ ước mùa Giáng sinh (hổng biết mấy cô cậu nhỏ sống đầy đủ
trên xứ Mỹ này có còn …mơ không?), rồi cho mấy người già ở quê nhà(?) cho mấy
trẻ mồ côi, hổng nói tới thời gian qua góp tiền để xây đài tưởng niệm Chiến sĩ,
rồi đài tưởng niệm thuyền nhân ( không biết có một số người bị xui xẻo chết
ngoài biển cả đã có công gì với TỔ QUỐC ?, hay đã từng cầm súng bắn lại người
Lính VNCH? Có cả những tên từng nối giáo cho giặc?), rồi đóng tiền để thuê xe
đi biểu tình, góp tiền cho quĩ cộng đồng, góp tiền để xây Thánh đường, xây
phòng họp của Chùa, đi tham dự “dạ vũ”
để gây quĩ y-tế, để giúp quí ngài…Nghệ sĩ sắp gần đất xa trời (dù hồi đương thời
thì lãnh sô…cắt cổ), rồi đi tham dự ra mắt sách phải mua ủng hộ, chưa nói đến
cái quĩ cần thiết nhất là giúp Anh Em thương phế binh còn sống ngặt nghèo ở quê
nhà..v…v...., ủa sao nhiều quá vậy trời,
hảo tâm thì có thừa, nhưng hảo tiền làm sao cho đủ?
-Vậy
sao em cầu trúng số mình lại bảo em tham tiền?
-Nhưng
người ta bảo tiền trúng số không bền, bà hổng nghe câu: “tiền của làm ra để trên gác, tiền cờ bạc để ngoài sân, tiền của phù vân
để trước ngõ” sao?
-Ý
cha! tiền có được từ trúng số là do mình làm việc thiện từ… kiếp trước, bây giờ thừa hưởng, coi như
được ông Trời ban thưởng, chớ sao lại
coi như của phù vân?
Trầm
ngâm một hồi lâu, bà Tá già rầu rầu lên tiếng:
-Mình
ơi! Em…cầu cho trúng số, đó cũng chỉ là “niềm mơ ước mùa Giáng sinh” vậy mà. Em
đây rất xót xa khi nghe người ta kêu gọi đóng góp này nọ, mà túi mình thì rỗng.
Đâu phải mình hổng thương người, có con tim sắt đá? Như hiện tại có quá nhiều
nạn nhân bão lụt tại nước mình, bà con mất nhà mất cửa, thiếu cả miếng ăn, phải
chi em trúng số - lại trúng số, em sẽ đem một số tiền lớn về giúp cho họ, rồi
em sẽ được mời làm …mạnh thường quân cho nhiều hội, nhiều cơ quan, nhiều đình
đám…., Chà! Coi bộ oai dữ à nha!.
-Cái
bà ...tào lao, bá láp! Đã giúp
đỡ người mà lại cầu danh!
-Thời
buổi này khó nói lắm, ngay cả trong nước mình bây giờ, có những tên chuyên “lái
lợn” mà có nhiều tiền cũng có thêm quyền, hét ra lửa, mửa ra khói, cũng được
người xưng tụng, huống gì…
-Ờ,
mà bà nói cũng chí lý, ngẫm nghĩ cho cùng TIỀN coi dzậy mà có nhiều quyền hạn
dữ à nha. Đi coi đại nhạc hội mà có nhiều tiền thì ta mua vé VIP (very
important person), ((cũng có một lọai vip khác đó là… very impolite person)),
làm mạnh thường quân, sẽ được ngồi sát sân khấu, được nghệ sĩ ưu ái quàng vai,
chụp hình, tâm tình tuýt xuỵt, đi dự bữa cơm gây quĩ mà ủng hộ nhiều tiền là sẽ
được M.C “xin cho” những tràng pháo tay không dứt ( dù có lòng mà chỉ tặng sơ
vài chục tờ đồng vỗ tay… rời rạc!). Đi vào tổ chức, hội hè mà tặng một xấp
nhiều nhiều thì được tặng danh hiệu ân nhân. Góp cho nhà thờ, đền, chùa thì
được bia tạc sử xanh (vàng, đồng hay bạc tùy theo số tiền đóng góp), có khi
không cần biết đồng tiền đó phát xuất từ đâu (có khối anh chị làm ăn sao đó có
tiền, tới đâu cũng làm …mạnh thường
quân, giờ đang ngồi trong khám bóc lịch chơi đỡ buồn), Ha ha ha! vậy bà cứ tự
do cầu xin trúng số!
-Ấy
là mình chưa nói tới chuyện xử thế hàng ngày, chuyện quan hôn tang tế. Mình thử
tính xem, nếu một tháng mà mình nhận 4 tấm thiệp mời …dự tiệc cưới, có phải
tiền già mình sắp đi đong không? Nhỡ tháng nào mấy bạn già mình rủ nhau đi về
trển, mình cũng phải tốn tiền đặt vòng hoa, nếu không thì bỏ vào thùng để …gây
quĩ gì gì đó …
-Nhưng
mình có quyền từ chối đi dự đám cưới mà!
-Nói
thì dễ, nhưng khó làm. Ai cũng là bạn bè, quen biết cả, người ta …nể mình lắm,
mới mời mình đến dự ngày vui của đôi trẻ để chúc trẻ trăm năm hạnh phúc ( dù
rằng ít tháng hay vài năm sau bọn trẻ ca bài “đôi ngả chia ly” mà chả cho mình biết tí ti gì cả), sau đó có chút
gì mừng để trẻ trang trải tiền nhà hàng cho phải phép, mà mỗi lần cứ chơi tờ trăm
(giá biểu trung bình không biết phát xuất từ đâu, coi bộ càng ngày càng lạm
phát), ấy là đi dự ở đại tửu lầu của Ta, chứ khách sạn Tây thì phải chi cỡ.. hai
mươi tờ chục, mà người lĩnh tiền già mỗi tháng cỡ hơn bảy trăm, chắc cả tuần
phải nhịn ăn để chờ đi dự tiệc cưới ! Chưa nói tới tiền chi dụng cho chính bản
thân.
-Cái
gì, mắc chi mà bà lại…tốn tiền cho bà ?
-Thì
phải sắm quần áo để đi dự tiệc chớ, hổng lẽ có cái áo mặc hoài…
-Nhiều
chuyện, người ta đi dự tiệc cưới chỉ nhìn ngắm cô dâu, chú rể chứ ai quỡn đâu
mà để ý đến mấy bà, mắc chi mấy người phải hao tiền tốn của để sắm sửa ?
-Nói
như mình đâu có được, đàn ông của mình thì một bộ đồ “Sáng nhà quàn, chiều nhà hàng”
cũng chẳng ai để ý, chứ liền bà con gái tụi em thì phải khác chứ!
-Bọn
trẻ thì được, chúng cần diện đẹp để tìm…đối tượng, hay đẹp lòng đức lang quân
của chúng. Chứ còn mấy bà già cúp bình thiếc, miễn sao ăn mặc đàng hoàng, lịch
sự là được rồi, ai mà dòm ngó mần chi!
-Già
thì dành cho… lão ngắm. Tuần rồi đi dự đám cưới con chị Vân-xanh (Vincent), bà
Helen mặc cái váy đầm cứ như là người cá, nổi ác, ai cũng xuýt xoa, trầm trồ,
khiến bà ta cứ phải đi tới đi lui hoài (chắc mỏi chân dữ ?). Ấy là chưa kể tới
xâu chuỗi hột…xoài đeo sáng choang trên cổ. Đến nỗi mấy bữa sau bà “Hảo Ngọt”
cứ gọi điện thoại tới nhà rủ em đi sộp (shopping).
-Để
làm gì ? Ăn nhậu gì tới bà ấy ?
-Bà
muốn rủ em đi tìm dùm cái đẹp hơn… cái của bà Helen.
Bổng
ông Tá đổi giọng ngang xương:
-Tui
đây cũng nghĩ lại rồi, Trời sinh đàn bà là phải đẹp, dù cỡ tuổi nào cũng phải
làm đẹp cả, nhưng phải…kín đáo một chút, chớ để hở thì…kẹt cho con mắt của bàn
dân thiên hạ, nhất là mấy cặp mắt..già như tụi tui, và cũng nhờ quí bà mà kinh
tế xứ này luôn luôn phát triển, nên lắm.
Rồi
ông đổi ngay đề tài, tiếp:.
-Sao
năm nay tui không thấy bà sắm quà Nô-en cho bọn trẻ ?
Bà Tá rầu rầu :
-Tụi
nhỏ nói mình lúc này làm hổng ra nhiều tiền, nên phải… kiệm ước! Dù gì tụi nó ở
đây cũng quá đầy đủ, sung sướng lắm rồi. Quà cáp chỉ thêm phí phạm. Tiền mua đồ
chơi nên dành để đóng góp giúp đỡ mấy Bác mấy Chú “Thương phế binh” bên nhà như
trước giờ nhà mình vẫn giúp, họ bây giờ già quá rồi, có được chút đỉnh để an ủi
trước khi về bên kia thế giới, sẽ mỉm cười mà nghĩ rằng còn có người nghĩ đến
sự hy sinh của họ từ những năm xưa. Rồi còn quyên góp cho đồng bào bị bão lụt,
động đất ở khắp nơi, bao nhiêu tai ương đang đổ ụp xuống đầu những người dân
lành khốn khổ (trong khi bọn Cộng sản chóp bu thì tiền bạc rủng rỉnh, ăn trên
ngồi tróc, cậu ấm cô chiêu xài tiền như nước …), làm sao có nhiều tiền để giúp
đủ cho ngần ấy người?...
-Hoan
hô tụi nhỏ có ý nghĩ và việc làm tốt, hoan hô bà già trầu. Chừng nào …trúng số
thì mới xài sang, giờ thì hãy liệu cơm gắp mắm, giúp ai được chuyện gì trong
khả năng của mình, mà thấy “thực tế”, đến tận tay người nhận thì nên giúp. Đêm
nay là đêm Chúa sinh ra đời, hãy chấp tay nguyện cầu:
“ Vinh danhThiên Chúa trên trời, Bằng
an dưới thế cho người thiện tâm!”
Bà Tá già quay vào nhà trong…uống
nước, bỗng nghe tiếng rên rỉ của ông chồng từ ngoài phòng khách vọng vào:
“Chừng nào qua chết đi, em tiễn đưa qua tận
dưới mồ, nghe dặn lời: Rằng có cúng thì đừng mần gà , rằng có cúng thì đừng mời
thầy , đừng … xài phí tiền , nghe em” !!! Than mần chi, khóc mần chi, em cất tiền rồi để...qua đi, ...khò khò khò...
(xin lỗi N/S t/g bài“lời người ra đi”, người viết xin mạn phép sửa vài
câu hát cho dzui)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét