Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

CÙNG DƯỚI MÁI TRƯỜNG

Trước đây tôi không hề quen biết chị Phan Thị Yến, ngay cả khi tôi viết những dòng chữ này, tôi cũng chưa hân hạnh được gặp chị , vì chị học khóa mười , còn tôi khóa tám cùng với anh Nguyễn văn Tính (cũng không biết luôn), người "cộng chỉ số" với chị từ những năm trước 75 ở ty tiểu học Quảng Ngãi, mãi đến năm 2004 anh đã vĩnh viễn bỏ lại chị và các con để ra đi về miền vĩnh cửu sau cơn bịnh tim tại Thành(Nha trang).






Trong tập "hồ sơ Thương phế binh VNCH" từ quê nhà gửi sang, người gửi là tên chị . Thì ra chị đã "lặn lội" đi tìm những chiến sĩ năm xưa, đang sống cảnh "bất hạnh" ở miền quê, những ngày gần cuối đời rất cần sự giúp đỡ.., và tôi cũng chỉ là người "góp một bàn tay" để đền đáp những ân tình.
Chị đang bị bịnh! một người bịnh mà vẫn có lòng nghĩ đến người khác. Tôi mến phục chị. Tôi chỉ nghĩ chị bệnh xoàng thôi, nhưng không ngờ, người bạn mới gửi thư sang nói chị đang bệnh nặng lắm , đi không muốn nổi, nếu có giúp đỡ được chút nào thì chị có chút tiền để mua thuốc chữa bệnh ,vì chị đang ở trong hoàn cảnh túng thiếu vô cùng . Phải chi ngày trước chị giữ lại chân "cô giáo" thì bây giờ còn có chút "lương hưu"(?)
Nào ai biết được chuyện ngày sau!
Nhìn hình chị , chúng tôi cũng rất xót xa , cỡ tuổi của nhau , cùng thân "cô giáo" , người nào cũng "mất dạy" cả, nhưng dù sao, chúng tôi và chúng ta cũng đang sống tự do ở xứ người, có làm lụng cực nhọc thật , vẫn có bảo hiểm khi đau ốm , còn chị , chồng chết , con chưa có việc làm , có bữa cháo bữa rau khi còn mạnh khỏe bương chải được, nhưng khi đau yếu tiền đâu mua thuốc , mà xã hội VN bây giờ , đi đâu cũng thủ tục "đầu tiên" là...tiền đâu.?
Chúng tôi 3 người bạn, có chị Phan thị Xoa cùng khóa 10, tuy không quen biết, nhưng dù sao cũng anh chị em cùng dưới một mái trường, gặp hoàn cảnh người đồng môn cần sự giúp đỡ, thôi thì của ít lòng nhiều, người góp trăm bạc gửi về giúp chị. Những giọt nước biển đưa vào người , giúp chị phục hồi chút đỉnh cái thân thể ốm tong teo kia, làm sao mình không cảm thấy ấm lòng.?










Tôi mạo muội viết thư này gửi đến quí anh chị em cùng trường Sư Phạm Qui Nhơn, nếu ACE có chút tình cảm với chị, hãy mở rộng con tim, giúp đỡ chút đỉnh cho chị có tiền mua thuốc chữa bệnh. Đây không còn là " miếng khi đói bằng gói khi no" vì ở trong nước có quá nhiều người đói, nhưng giúp chị xua đi cơn bệnh ngặt, chị cười chắc ACE mình sẽ thấy vui?
Số điện thoại của chị ở Thành( Nha trang) 01184583852423.






LPT(khóa 8)

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

ĐÔI NGẢ ĐÔI TA




Em hỡi! kể từ khi ta quen
Băn khoăn tự nhủ " nợ hay duyên"?
Em thường thủ thỉ "Anh Trăng sáng"
Soi rọi vào "hồn Em bóng đêm"

Anh đưa Em về giữa canh khuya
Gió đêm mơn nhẹ, nhưng lạ kìa
Đường khuya Anh cảm như vô tận
"Hạnh phúc" ở đâu lúc Em kề?

Từ lúc quen Em đến bây giờ
Thả hồn qua những áng văn thơ
Thơ Em...dữ dội như biển sóng
Cuồn cuộn xô anh.. dạt xa bờ

Nhiều khi Anh tự vấn con tim
Giựt mình khi thức giấc nửa đêm
Cớ chi lại giỡn đùa với sóng?
Sóng cuốn ra khơi biết đâu tìm?

Thôi nhé! xem như mình chưa quen
Đẩy lui bóng tối hãy ....lên đèn!
Đèn khuya thay thế vầng trăng sáng
"Trăng xa, đèn gần " nhớ nhé em?

Anh- Em mỗi kẻ một con đường
Tình thơ rồi cũng..nhẹ như sương
Trăng anh soi rọi vùng hạnh phúc
Mái ấm gia đình...trọn yêu thương!!!!!






CN

THÁNG BA NGÀY ĐÓ

Tháng Ba với những ngày họp hành , lễ hội đã đi qua.
Tháng Ba tiết trời dịu dịu, trời trong gió hiu hiu thổi, nên tâm hồn con người cũng phơi phới lâng lâng.
Tháng Ba người xa về Houston dự lễ hội nhiều quá, những buổi ra mắt sách, buổi nói chuyện của những người trẻ tuổi của Hội VAAFAS và YVAPS.
































Đặc biệt là lễ hội Quan âm tại Trung tâm Phật giáo chùa VN và chiêm bái tượng Phật Ngọc , đã tiếp đón hàng ngàn Tu sĩ, tăng ni và Phật tử từ xa về cũng như ở tại địa phương trong ba ngày liên tiếp.








Tháng Ba, hình như quá yên bình ở vùng đất Houston, nhưng giật mình nghĩ lại , những ngày tháng Ba trên mảnh đất VN thân yêu ngày nào....vẫn còn những âm vang giao động và sợ hãi. Tháng Ba, mới đó mà...ba mươi lăm năm trôi qua, chưa đủ dài cho một đời người, nhưng dài hơn cho những ngừơi tuổi trẻ sống trên chính quê hương của mình.
Tháng Ba, những ngày cuối cùng của ba mươi lăm năm về trước vẫn nhớ như in
..........









viet tiep