Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
LỐI VỀ XỨ VẠN
"Lối về Xứ Vạn" nên thơ
Hai hàng cổ thụ đứng chờ gió sang
Lòng đường hun hút , thênh thang
Lá xanh đối mặt che ngang nắng chiều
Dẫu cây ôm ấp bao điều
Chứng nhân thế sự từ nhiều năm qua
Vẫn vươn lên thẳng mượt mà
Reo vui múa hát câu ca thanh bình
Người đi dưới hàng cây xinh
Có nghe rung cảm chút tình từ cây?
Mặc cho bão táp qua đây
Hiên ngang cây đứng không lay, chẳng sờn
Ước chi có được một lần
Ghé ngang nơi đó làm thân lữ hành
Tỉ tê cùng hàng cây xanh
Đừng chùng cây nhé mặc nhanh gió lùa
Thương ơi! nói sao cho vừa
Trút bao tâm sự cũng chưa cạn nguồn
Nhắn người nhẹ bước trên đường
"Lối về Xứ Vạn" có vương chút tình?
HN.
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
GIỌT LỆ CUỐI CÙNG
Má ơi! Má ơi! Con thấy Má đi ngang qua, Má đi nhẹ nhàng thanh thản quá, người Má nhẹ như gió như sương, Má đi mà cứ như lướt trên gió trên mây, con tưởng chừng như bước đi của những bà Tiên trong chuyện cổ tích ngày nào Má kể và con rất muốn chạy đến ôm lấy Má nhưng con không thể thực hiện được ý muốn của mình. Má ơi!
Hình như có một sức nặng hàng ngàn cân buộc chặt đôi chân con lại ở quãng đường này, nên chỉ biết thống thiết cất tiếng gọi Má ơi Má ơi với ràn rụa nước mắt, may ra Má nghe tiếng con mà dừng lại, cho đứa con khốn khổ quì lạy dưới chân Má, cầu xin Má tha tội cho con. Má ơi! Má ơi! Con đã đứng đây chờ Má đúng bảy tháng một ngày rồi, so với thời gian hơn hai mươi bảy năm dài Má đợi chờ con, đâu khác chi hột muối bỏ biển, con biết thế nào rồi Má cũng sẽ đi ngang qua đây, cửa tử cuối cùng của một đời người, Má từ lâu chẳng khác gì chiếc lá tre già khô nước chỉ chờ một cơn gió nhẹ thổi qua là rụng cuống lìa cành, chỉ là không sớm thì muộn thế thôi.
Nhưng con đã không thể về nhà để thắp trước linh cửu Má một nén nhang, không thể quì sụp lạy ba lạy để đền ơn đáp nghĩa công sinh thành dưỡng dục nuôi lớn thân con, đứa con trai ngày nào Má đặt biết bao hy vọng ở tương lai, nhưng làm sao Má ngờ được giờ này con đứng chờ ở đây gọi Má để Má quay lại nhìn con, Má có nghe tiếng gọi của con không? Má quên con rồi sao? Không trăm lần không vạn lần không, Má không bao giờ quên con đâu, chỉ có đứa con bất hiếu này quên Má, mà dù Má có nghe làm sao Má nhận ra tiếng nói con của Má, khi đã hơn hai mươi bảy năm rồi con chưa một lần ngồi đối diện nói chuyện với Má, nhưng ơ kìa con thấy hốc mắt Má hũng sâu, chắc Má khóc nhớ thương con nên mắt Má mờ, người Má ốm, tội lỗi con quá nặng nên dù con cố sám hối hàng ngàn hàng vạn lần chắc gì con thoát khỏi nơi này, con muốn về thăm Ba Má một lần cũng không được nữa rồi. Thời gian qua với quá nhiều cơ hội, bước chân con đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, nhưng con chưa một lần về lại quê hương, thăm lại gia đình, để thấy Ba, tuổi già chồng chất nhưng chắc vẫn còn nét khang kiện năm nào, Ba vẫn thích ngồi trên chiếc đi văng giữa nhà kể chuyện đời, chuyện nắng chuyện mưa rồi cất tiếng cười sang sảng, để nhìn thấy Má lưng còng, má hóp, mặt mũi nhăn nheo, mắt mờ, tay quờ quạng lần đi giữa ban ngày mà nào khác chi trong đêm tối, Má sẽ ôm con vào lòng như ngày nào con còn bé mọn, Má sẽ sờ đầu con, xoa cái đầu tóc ngắn có nhiều sợi bạc hơn đen và cố hình dung ra vóc dáng thằng con rồi Má mừng, Má khóc.
Má ơi! Má ơi! Dù Má không nghe, không thấy nhưng con vẫn quì mãi nơi đây đến khi nào không còn quì được nữa để ăn năn sám hối tội lỗi của mình. Khi con nhận biết đích thực mình là ai, từ đâu đến và phải làm gì thì con đã sa chân vào cửa tử, muốn quay đầu lại thì trời ơi cơ hội đã không còn, Má ơi! Má ơi! Làm sao Má có thể ngờ được chính con đã tự hủy đời con, đã phá bỏ bao công khó Ba Má từng cưu mang nuôi dưỡng, kỳ vọng một ngày con được nên người. Má ơi! Một chiều mưa tầm tã, ảm đạm, cơn mưa lớn khủng khiếp với những tiếng sấm ầm ầm kinh hãi rung chuyển đất trời, kèm theo những lằn chớp sáng lòa làm giật bắn người, những cơn gió mạnh làm cây đổ, cột nghiêng, điện tắt, nước đọng ngập đường, con đường mà những ngày trời nắng xe cộ qua lại dập dìu, hôm nay thì vắng lặng đến thê lương, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe ì ạch rọi sáng quãng đường. Con đi bộ dưới mưa, cơn mưa cuồng nộ mù trời, tối đất cứ như có người lấy tấm vải đen phủ chụp lên đầu con, nên chẳng có ai ngoài con chịu hứng những hạt mưa dồn dập cứ đập vào mặt, vào thân thể, hình hài như những lằn roi da của tên cai tù, quất mạnh vào người của tên tù khốn khổ, mưa gió sấm chớp bão bùng khiến cho nỗi buồn chán trong con tăng lên gấp bội:” người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”, huống hồ gặp phải cơn mưa buồn da diết, buồn nẫu ruột, người con vừa ướt vừa lạnh, hai bàn tay con không thể vuốt hết những giọt nước chảy dài trên mặt, vì nước mưa đã trộn lẫn với nước mắt của con, con đâu muốn lang thang mãi trong mưa, nhưng hình như có bàn tay vô hình cứ xô con đi tới, đi tới, chung quanh con không một bóng người nhưng con lại nghe cả hàng trăm thứ âm thanh hỗn tạp chen lẫn vào nhau, không chỉ là tiếng những giọt mưa đập mạnh xuống nền đường xi măng cứng ngắt, trên mái nhà rần rật, trên những vũng nước đọng bùm bùm, tiếng gió rít rào rào, tiếng những cành lá rên la vì phải oằn thân theo từng cơn gió mạnh, con còn nghe được cả hàng bao thứ tiếng kêu than, khóc kể, rên xiết, những tiếng hú não nuột thê lương vọng về từ cõi âm nào xa thẳm, rồi có tiếng réo gọi dụ dỗ, có cả lời hăm dọa lẫn lộn vào nhau, và rồi như có bàn tay của ai đó khẳng khiu, dài ngoằn vươn ra thật dài, thật dài, những chiếc móng nhọn hoắt như móng diều hâu túm lấy đầu con, tiếp theo là những tiếng cười khoái trá, man rợ, những tiếng thét hãi hùng, ghê rợn, lạnh người. Và rồi họ nhảy múa, ca hát, mừng rỡ, họ vừa đi vừa ngoắc con theo, phải chăng con bị “ma đưa đường, quỉ dẫn lối” dẫn dắt con đi, và con đã nhắm mắt đưa chân đi theo bọn chúng mà không cần biết mình phải đi đâu, mà suy nghĩ làm sao được nữa khi cơn mưa hãi hùng đã cuốn trôi, lôi theo bộ óc của con, con ôm đầu cố níu kéo, kềm giữ nó lại, nhưng càng giằng co, những hạt mưa vô tình càng cuốn đi thật lẹ. Con mất rồi trí não nên nào có định hướng được việc mình làm, làm sao phân biệt được sự việc đúng hay sai, con đã buông xuôi đời con như những chiếc lá khô trôi theo dòng nước đang chảy xiết xuống lòng đường, bởi mất trí nên con quên công sinh thành dưỡng dục của Mẹ Cha, bởi mất trí nên con đâu nhớ gì đến sự cưu mang lo lắng của các chị và anh. Má ơi! Má ơi! Cũng chỉ vì cơn hoảng loạn trong một buổi chiều mưa cuồng nộ mà con đã tự đi tìm lối giải thoát cho đời con, con muốn phủi sạch những nợ nần từ những sòng bài khốn nạn đã dụ dỗ con sa chân vào nơi đó, mà bao ngày qua con cứ ngỡ như đã tìm thấy niềm vui.
Từ những ngày thơ dại, đã nhiều lần Má khóc khi con chơi hoang phá phách gây phiền lụy cho gia đình, trong khi Ba la rầy đánh mắng thì Má âm thầm đi dỗ dành con, và rồi Má kể cho con nghe trong muôn vàn khổ ải nào má sinh nở ra con. Giặc Tây đóng quân ở núi Hiềm, cứ lâu lâu dẫn lính đi ba trui qua các thôn làng, những tên Tây đen gạch mặt vô cùng dữ tợn, hung ác, bước chân chúng đi đến đâu là ở đó có giết chóc, hãm hiếp, cướp của, bắt người vv... Cho nên hễ nghe còi báo động “Tây lên” là dân làng phải kéo nhau đi lánh nạn. Đêm tối mịt mùng, bến đò sông Ba người đông nghẹt, ai cũng muốn dành một chỗ trên thuyền để sang bên kia sông tìm nơi trú ẩn, thuyền - đúng hơn chỉ là những chiếc ghe nhỏ - người đông, chiếc ghe con mong manh nhỏ bé mang quá tải có Má và cả con trong bụng, gần như muốn chìm xuống dòng nước đang nổi cơn thịnh nộ, muốn cuốn trôi bao nhân chứng của cuộc đời. Ba sợ quá phải phóng mình bơi theo níu lấy mạn thuyền và năn nỉ lái thuyền quay về lại bãi, để rồi Ba dìu Má, cậu Tám gánh mấy chị cùng một số người làng hối hả chạy ngược về hướng núi Thạnh Phú, vào rừng lánh nạn. Má sinh con không cần bà mụ, không bác sĩ sản khoa, chỉ nhờ một số bà con cùng đi lánh nạn múc nước suối, dùng củi rừng đun sôi để tắm rửa, cắt rốn cho con chào đời. Bà con đốt lửa, đập thùng thiếc, đập vào quang gánh, lấy cây gõ vào nhau tạo càng nhiều âm thanh ầm ĩ càng tốt, để chào mừng đứa trẻ ra đời trong tận cùng khốn khổ, cùng lúc đuổi đi con cọp dữ đang giương đôi mắt đỏ đứng rình bên kia bờ suối, nơi Ba vừa bắt cái võng bên này bờ để Má nằm, hầu tránh bớt khí độc của núi rừng ban đêm nơi đống lá mục.
Khoảng nửa tháng sau, nghe được tin giặc rút đi, đám người chạy trốn giặc lục tục kéo về làng, nhưng Má lại cực nhọc vì thằng con sinh non bệnh hoạn, trong căn nhà trống trước hở sau, mỗi lần con đau con khóc suốt đêm, cả xóm nhà chung quanh hầu như không ai ngủ được, nên nhiều bữa Má phải ôm con ra ngoài đồng trống mà ru, mặc cho sương đêm, gió lạnh. Con vừa đầy tháng, tưởng giặc đã rút đi vì có hiệp định Giơ-Never, nhưng nào đã được yên đâu. Má kể buổi trưa cả nhà đang ăn cơm, bỗng nghe tiếng máy bay càng lúc càng đến gần, thế là Ba và cậu Tám vội vã phóng mình chạy đến đình làng, nơi những người đàn ông trai tráng tập trung theo đoàn thể, chỉ còn lại Má bồng con, tay kéo mấy chị, hối bà vú già chạy nhanh ra hầm trú ẩn dưới gốc bụi tre già, nhưng bà vú chậm chân vì tiếc chén cơm đang ăn dở, nên đã biến thành cây đuốc sống khi trái bom xăng rớt trúng ngay nhà. Nhà tan cửa nát lần thứ bảy (từ khi bị giặc đến thả bom), với bầy con có đứa còn đỏ hỏn, vậy mà Ba Má vẫn đứng dậy được, cũng nhờ bà con chòm xóm tiếp tay và mớ ruộng vườn không bị tàn phá. Ba Má đã dựng được căn nhà khác tuy bằng đất sét lợp tranh nhưng sạch sẽ, rộng rãi vô cùng. Con tập đi trong những ngày thanh bình nơi thôn dã, con lớn lên chưa biết trèo ổi, hái xoài, chỉ biết theo mấy chị bì bõm lội mương mùa nước cạn, được chị dẫn đến chùa ngồi dưới gốc cây thị chờ cho gió thổi mạnh làm rụng trái thị chín cây vàng hườm, óng mượt để tụi con chạy lượm đem về cất dấu chờ cô Tấm hiện hình ra gặp hoàng tử. Con chưa biết theo Ba đi để lờ, câu cá ban đêm để thấy ánh sáng lập loè của con đom đóm mà mấy chị khi kể chuyện, hay tưởng tượng là bóng ma trơi. Con nhớ quá ít về những tháng ngày thơ dại ở làng quê.
Con lớn lên ở thành phố, ngay những bước chân chập chững vào lớp mẫu giáo, con đã sống với ánh điện hoàn toàn. Con sống trong an bình thanh thản, trong căn nhà gạch có sân tráng xi măng, ngày hai buổi cắp sách đến trường, chiều xuống cả bọn con trai trong xóm kéo ra đường lộ đá banh, mặc cho xe cộ chạy qua bóp còi inh ỏi, tuổi thơ vô tư quá con đâu có để ý đến những nhọc nhằn khổ cực Ba Má đã trải qua, từ người chủ ruộng, giờ Ba thành người làm thuê, làm mướn, Má phải buôn tảo bán tần để con được vào học trường dòng Lasan, với những vị thầy mặc áo chùng đen nghiêm khắc.
Ba Má nuôi con ngày mỗi lớn, trường học cho con chữ nghĩa đầy đầu, biển Nha trang vun bồi cho thân thể con ngày thêm cường tráng, có ai biết được con đã từng bịnh hoạn sinh non, những người bạn Phỉ, Hùng, Hiền, Linh... và cả người bạn gái từng là hoa khôi của trường Nữ trung học nổi tiếng trong thành phố, tất cả cho con quá nhiều ngày vui. Con nhớ nhất là những ngày Tết đến, nhà mình đông vui quá cỡ, đêm ba mươi cả bầy kéo đi hái lộc ở Tháp bà, lúc trở về nhà xông đất đã thấy Ba cúng kiến xong xuôi, Má bày sẵn một bàn thức ăn, nước uống cho cả bọn tha hồ no nê. Sáng mồng một, bọn chúng con mỗi đứa mặc bộ áo dài khăn đóng rồi leo lên xe ngựa kêu bác tài chạy cùng làng khắp xóm thăm hết bạn bè, rồi lên tận nhà Công ở trên Thành hái trái thanh long. Sự học của con cũng cao dần theo tuổi lớn, con bỏ lại thành phố biển về thủ đô để tập tành bước vào ngưỡng cửa giảng đường trường Luật. Ngoài những buổi đến trường, đời sống của con gắn liền với mọi sinh hoạt ở đại học xá M.M., nơi có nhiều bạn đông vui nhưng cũng quá xô bồ.
Con chưa được vun bồi đầy đủ kiến thức, nghị lực để tránh cạm bẫy cuộc đời nên khó phân biệt sai, đúng, hư, nên. Thiện, ác, xấu tốt nhập nhằng khiến thằng bé từ tỉnh lên thành dễ bị choáng ngợp trước sự xa hoa phù phiếm. Con đã học đòi theo lũ bạn, những người bạn học ít hơn chơi, con tập tành theo những bước nhảy xập xình dưới ánh đèn màu quay tít ở vũ trường, với những tiếng hát ngọt ngào ru ngủ, bằng những đồng tiền mồ hôi lao động của Ba, bằng những hạt gạo mà đêm đêm Má phải lén về làng nhờ người ta thồ lén ra khỏi vùng địch chiếm. Và thằng thanh niên mới lớn, ngu ngơ khờ khạo nhưng cứ vênh mặt với đời, xem thiên hạ rồi sẽ chẳng bằng ta, nên dễ dàng bị lợi dụng mà nào có biết. Người ta rỉ tai bảo chúng con hãy... xuống đường chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình, ngưng chiến, dù rằng chỉ kêu gọi một bên, họ bày hát hòa bình ca, những lời ca phản chiến, đi đâu cũng... nối vòng tay lớn. Họ tuyên truyền cho “mặt trận G.P.M.N. có tinh thần dân tộc”, họ kêu gọi xuống đường bãi khóa, họ chửi chính quyền tham nhũng đã đành, còn xem thường những người Lính cỡ tuổi con, nhỏ hơn và ngay cả những người đáng tuổi cha tuổi chú, những người đã và đang hy sinh tuổi xuân và chính mạng sống của mình, đang lặn lội tận rừng sâu núi thẳm, sống khổ cực ở những tiền đồn heo hút vv..., để bảo vệ làng xóm, bảo vệ những người sống ở thành phố như họ, như con được yên ổn học hành, cốt sao lấy được chứng chỉ lên lớp để khỏi bị động viên, và tha hồ nhởn nhơ hò hẹn, phè phỡn ăn chơi, ban ngày đi biểu tình, tối nhảy nhót theo điệu nhạc xập xình trong phòng trà, quán nhạc với những lời ca khóc mướn thương vay làm nản lòng chiến sĩ.
Tháng tư đen ụp đến, trong cơn bấn loạn con đã lao theo đoàn người di tản, cũng chen lấn được lên tàu đưa người đến bờ đến bến. Con không có dịp về lại nhà để gặp cha mẹ, chị em nói lời từ giã. Thằng con trai tứ cố vô thân, bơ vơ nơi xứ lạ quê người, gặp lại người quen, những người mà ngày nào còn ở đại học xá M.M., họ rù quến chúng con tham gia biểu tình nhiều hơn tới lớp học, và bây giờ họ cũng có mặt sẵn nơi đây. Họ thổi phồng tầng lớp sinh viên hơn những người tị nạn khác. Với trại hè gần cả mấy trăm người, dù rằng mới chân ướt chân ráo tới thành phố gió Chicago, họ kêu gọi chúng con hãy về tiếp tay “xây dựng lại quê hương”, vì nước nhà đã “độc lập, thanh bình”.
Trong nỗi buồn xa xứ, nhớ nhà, nhớ cha mẹ chị em, con cũng đã ghi tên vào danh sách. Nhưng chờ mãi chờ hoài con cũng vẫn là con, thằng dân Việt tị nạn đang sống trong căn chung cư một phòng với hơn mười mạng người, rất chật chội xô bồ. Con bắt đầu đi làm nơi hãng kẹo, cùng lúc cắp sách đến trường. Ở trường học Mỹ, con gặp được người bạn gái bản xứ tên Janet, nhờ bận rộn việc học, việc làm, lại thêm thì giờ hẹn hò với cô bạn Mỹ, con dần dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của đám người sống trong mộng tưởng, ăn cơm dưới đất nhưng thích nói chuyện trên trời, vẽ vời toàn lý thuyết, khi gặp thực tế khó khăn lại trốn chạy đầu tiên.
Và rồi con phải theo Janet đến nhà thờ, con quên mất Má đã từng ăn chay niệm Phật, quên luôn chuyện nghiệp quả ở đời, con nghe lời cô ta lúc nào cũng “Thank God!”, trước bữa ăn con phải làm dấu thánh giá, cảm ơn Chúa, nhờ Chúa có được chén cơm, dù bằng sức lao động của chính mình. Con nghĩ giận đám người cùng nòi giống từ lâu đã phỉnh gạt con, khi thấy người Việt tị nạn cộng sản đến đây càng lúc càng đông, họ quy tụ lại thành nhóm, thành hội, họ hô hào, kêu gọi đấu tranh cho một ngày về không còn giặc cộng, họ lên án cả những người từng “ăn cơm quốc gia mà thờ ma cộng sản”, đã là một trong những nguyên nhân đem giặc vào nhà. Tự trong sâu thẳm của suy nghĩ riêng con, con thấy mình có phần tội lỗi khó lòng hòa chung nhịp thở với họ. Từ mặc cảm này kéo theo mặc cảm khác nên càng lúc con càng muốn lánh xa không thiết tha gì đến cộng đồng người Việt, và cũng vì sống với Janet suốt ngày nói tiếng Mỹ nên con cứ tưởng mình là người Mỹ chính tông.
Rồi một ngày con nhận được tin các chị đã vượt biên đến trại tị nạn, sự mừng vui oà vỡ trong con, con hồi hộp đợi chờ, con ngóng trông tin tức, dù chẳng biết chia xẻ cùng ai. Ngày các chị bước chân xuống phi trường xứ Mỹ vĩ đại, những người Việt Nam ngơ ngác, sợ sệt bâng quơ kia, đã làm cho con xao xuyến, bàng hoàng xúc động trong tim, con hy vọng đây là cơ hội cho con tìm về với cội nguồn, gốc rễ của mình. Nhưng rồi sau những bữa cơm đoàn tụ chị em, thăm hỏi cha mẹ, bà con làng xóm láng giềng, con đã bị Janet, hiện là vợ của con, kéo con ra khỏi vòng dây thân tình cốt nhục, trở lại đời sống vị kỷ, riêng tư của con người tị nạn lai căng, mất gốc, đã khiến các chị buồn nhiều. Cũng có những đêm về sáng, con giật mình thức giấc, bị dằn vặt trong tâm, con muốn chạy ào đến nhà các chị, xin các chị cho con tiếp tục được làm đứa em khờ.
Nhưng Má ơi! Tính tự cao tự đại từ lâu chiếm ngự trong con đã ngăn cản bước chân con. Ngày con rời khỏi thành phố có gió lạnh, tuyết rơi để đi sang vùng sa mạc với thành phố có điện sáng hơn sao trời, là con đã vô tình cắt đứt vòng dây thân ái đó. Đời sống thằng con trai Việt có vợ Mỹ với hai con, mà có nhiều lần vợ con đã không để cho các chị được tự tiện ẵm bồng, nâng niu trìu mến vì sợ tay dơ. Với công ăn việc làm dành cho những người có chữ nghĩa, gia đình con đâu khác chi người dân bản xứ, những ngày tháng huy hoàng của đời con được ở nhà rộng, đi xe sang du lịch khắp xứ người, ăn toàn những món ăn của người dân bản xứ, con đã quên bẵng những giọt nước mắm quê hương, những chén canh rau thập tàn ở mỗi bữa cơm ngày con còn nhỏ dại, tự con quên thì ít, nhưng con cố tập quên, cố biến mình thành người Mỹ chính tông, dù hình dáng bên ngoài con cũng vẫn là thằng mũi tẹt, da vàng.
Vợ Mỹ, con Mỹ, hoàn toàn sống đời sống Mỹ, con của con chưa một lần được con kể cho chúng nghe nguồn gốc chúng ở đâu, chưa hề bập bẹ gọi được một tiếng Cha thân thương, trìu mến. Và rồi trước sự cám dỗ của một thành phố ăn chơi huy hoàng, tráng lệ, những sòng bài nổi tiếng nhất thế giới mà nếu con có kể ra cũng không thể nào Má hình dung nổi, ở nơi đó, người vợ Mỹ của con bắt đầu đi vào hưởng thụ, rồi nàng kéo theo con. Ban đầu chỉ thử thời vận ở những ngày cuối tuần rảnh rỗi, dần dà đến mỗi chiều sau lúc đi làm về, và rồi từ những lá bài vui chơi giải trí, chúng con đi đến chỗ ghiền từ lúc nào không hay.
Con và cả vợ đều bắt đầu bỏ bê công việc làm, vùi đầu vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng, chỉ một lần ăn nhưng mấy chục lần thua nhẵn túi, nên bao nhiêu tiền chúng con dành dụm được đều đổ hết vào các sòng bài, mà hễ càng thua thì càng muốn gỡ vốn, làm sao con có thể kể cho Má nghe hết những mánh lới ở sòng bài họ dụ dỗ người chơi, có lần con may mắn thắng được rất nhiều tiền, nhưng con không thể nào thoát ra khỏi cửa sòng bài của họ. Họ đưa con lên tận lầu cao, có hồ tắm lộ thiên sang trọng, có quầy rượu hàng trăm thứ quí nhất trên đời, nơi mà họ phục vụ, chìu chuộng, săn sóc cho con khác nào ông hoàng, bà chúa, không những họ đưa con lên tận chín từng mây, mà cả vợ con của con họ cũng đem xe hơi sang trọng đi rước đến nơi để cùng hưởng thụ.
Má ơi! Những giờ phút huy hoàng đó qua mau lắm, nên con đâu có thì giờ nghĩ đến Mẹ Cha, con quay cuồng theo những lá bài cơ rô chuồng bích với lời khích tướng, khuyến dụ của mấy tay đầu nậu, chơi điếm, cho đến khi con biết mình không còn gì nữa cả, con khác nào một thằng ăn xin bệ rạc, ngửa tay lạy lục, năn nỉ chúng cho con vay mượn ít tiền để mua bữa cơm chiều cho hai đứa con sau giờ tan học. Nhưng Má ơi! Thật khốn nạn cho những thằng bài bạc, hư thân mất nết như con, chúng đã thâu tóm hết tiền của con, chúng không bố thí đã đành, bọn chúng còn đuổi con đi, ở đó luôn có những kẻ xấu, những băng đảng tội lỗi, những tổ chức gian lận sẵn sàng bỏ tiền ra cho vay nặng lãi, và những thằng người thua bạc như con đây, sẽ trở thành những con cờ để chúng sai khiến đi làm những công việc tội lỗi, hèn hạ, gian trá, phạm pháp trong đường dây của chúng, nói chi đến chuyện sẵn sàng bán vợ đợ con nếu có người mua, đằng nào cũng đi vào chỗ chết hết Má ơi. Nếu không ưng thuận, chúng sẽ xách đầu quăng ra khỏi cửa như quăng một con chó ghẻ không còn sức để giữ nhà.
Lần đó vì con thua nhiều quá, cùng đường đâm liều mạng ngồi lì, nên bọn chúng đã sai du đảng đánh con ngất đi, đến khi con cảm thấy cả người như bị phỏng lửa, ê ẩm khắp mình mẩy, tai ù miệng đắng, cố mở mắt ra thì thấy mình nằm giữa sa mạc nóng cháy, khô cằn, con rùng mình biết đã thoát chết, có lẽ chúng nghĩ con đã chết rồi, nên đem quăng xác cho xong, như chúng đã từng quăng xác không biết bao nhiêu người từ trước. Miệng khô, mắt hoa, da bỏng, thương tích đầy người, nhưng như có phép lạ từ trời nên con vẫn còn sống được Má ơi! Con đã cố bò ra đường lộ và người đi đường tốt bụng đã kêu dùm xe cứu thương, giữ lại mạng con.
Thoát kiếp từ địa ngục trở về, con ăn năn, sám hối cố gắng làm lại cuộc đời. Trong những ngày nằm chữa trị vết thương, con đã cố gắng theo học những lớp cai cờ bạc, ở nơi đó có quá nhiều người dân bản xứ cũng bị hoàn cảnh như con, toàn là người có chữ nghĩa, bằng cấp đầy người, nhưng muốn thoát ly ra khỏi những con bài vô tri vô giác còn khó hơn người chèo thuyền qua vùng biển có quá nhiều cá mập.
Má ơi! Con đã mừng vui khôn xiết khi được chị Sáu giang rộng vòng tay hứng lấy thằng em vừa lồm cồm bò ra từ cửa tử. Con đã khóc, những giọt nước mắt mừng vui, sung sướng của con người đã vuột khỏi tay thần chết, và con cố làm lại cuộc đời từ đây, cũng chính là lần đầu tiên sau hơn một phần tư thế kỷ con được nói chuyện với Ba Má qua đường dây điện thoại. Má mừng Má khóc, con ăn năn cũng khóc, những giọt nước mắt mà từ lâu con đã bỏ quên trong hốc mắt vô tình. Sau thời gian dài con đánh mất chính con, bỏ quên nguồn cội, xa lánh gia đình, tách rời đồng chủng, đam mê bài bạc, ngần ấy vết nhơ con cứ ngỡ mình sẽ dễ dàng xóa sạch nếu có quyết tâm, như một quyển vở đã sang trang không có một vết mực dơ nào trên trang giấy mới. Con đã tìm lại được sự nồng ấm của tình người đồng chủng, tình thương gia đình, mà lâu nay con cố tình đánh mất từ gia đình các chị và anh rể, của người bạn gái mới quen cùng giống cùng nòi, có thể cùng con ăn chung chén cơm trắng với hũ tương cà, và cả những người đồng hương năm cũ.
Hai đứa con của con giờ đã gần đến tuổi trưởng thành, chúng cũng mừng thấy con thoát ra được khỏi vũng lầy tội lỗi. Nhưng Má ơi! Những ngày tháng bình an trong con sao vô cùng ngắn ngủi, sao cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng, sao con đã cố gắng lánh xa, rời khỏi thành phố đã đưa con vào vòng tội lỗi, con thật sự muốn làm lại cuộc đời mà! con quyết chí ngẩng cao đầu để cha mẹ không còn buồn khóc vì con, ở quãng cuối cuộc đời, để các chị thôi rơi nước mắt vì thằng em hư thân đồi trụy, để những người đồng chủng với con không nhìn con bằng đôi mắt xa lạ, rẻ khinh. Con muốn, con muốn lắm Má ơi! Nhưng sao thằng người con cứ như là thỏi sắt vô tri và những lá bài cơ rô chuồng bích vô hồn kia là thỏi nam châm có cường độ cực mạnh cuốn hút con vào, con càng vùng vẫy muốn thoát ra bao nhiêu thì nó lại càng quấn chặt lấy con, nó xiết con cơ hồ muốn nghẹt thở, con đã lạy lục nhờ các chị, ngay cả người bạn gái mới hãy kéo con ra, giữ lấy con lại đừng để con bước chân đến cửa sòng bài, nhưng con cứ như là con thiêu thân, biết ánh đèn nóng rồi sẽ thiêu đốt xác thân, nhưng sao cứ nhắm mắt lao vào, vòng tay những người thân đã không đủ mạnh, ý chí trong con đã bị đám sương mù phủ kín, con đã không thấy gì hết ngoài những con “chip” và những lá bài tội lỗi mỗi khi con lên cơn ghiền, để rồi chính những lá bài đó như một chiếc bánh xe nghiền nát lên thân thể con, con đã thật sự vỡ vụn ra từng mảnh nhỏ từ buổi chiều có cơn mưa nghiệt ngã đó Má ơi! Con đã đi như một tên mất trí, con đã vô cùng tuyệt vọng khi bị người bạn gái đuổi xua sau khi con thất thểu ở sòng bài về, con thất tình, thất chí, trước mặt con là một màn mưa dày đặc ảm đạm thê lương, để rồi con đã yếu hèn nghĩ đến cái chết, “chết quá dễ dàng dù có đau trong một khoảnh khắc so với sự sống đang bị dày vò, khổ não như con”. Chết! Chỉ có chết mới giúp con xóa đi bao nhiêu tội lỗi trong ngần ấy năm dài, và cũng chỉ có chết mới khỏi tiếp tục làm phiền hà những thân tình đã hết lòng lo lắng cho con.
Má ơi! Má ơi! Những lá bài vô hồn kia như đã biến thành cái dây thòng lọng xiết lấy cổ con, đến khi con bừng tỉnh, muốn trở về với sự sống thì đã muộn quá rồi, con càng vùng vẫy, càng muốn thoát ra thì nó càng siết chặt hơn nữa, chặt hơn nữa, con muốn hét thật lớn, gào thật to lên rằng: “con sẽ lánh xa vĩnh viễn những sòng bài tội lỗi, rằng những ai đam mê cờ bạc hãy can đảm từ bỏ nó đi, để khỏi thiệt thân, làm khổ gia đình”, nhưng cổ họng con đã nghẹn cứng nghẹt thở mất rồi, con khóc, con đã tuôn hết những giọt nước mắt cuối cùng trong cuộc đời với ngần ấy năm chưa đem lại cho Má một ngày vui, con lạnh lắm rồi. Má ơi! Má ơi! Có phải nước mưa hòa với nước mắt đang từ từ thẩm thấu vào từng tế bào da thịt của con, hay con đã hết thật rồi dòng máu ấm trong tim. Má ơi! Má ơi!
.
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011
MÌNH ƠI
Mình ơi!...
Con quì lạy Chúa trên trời
Sao cho con …trúng được vài triệu thôi!
Là con mãn nguyện lắm rồi,
Từ nay con sẽ không phiền Ngài Chúa ơi!
Tấm lòng thành con van nài,
Giúp con thêm tí… tiền xài Chúa ơi!,
Nhiều thứ phải chi quá trời,
Không tiền sao đáp ứng nổi lời mời …Chúa ơi! Chúa ơi!
-Ha ha ha !...Ha ha ha!
Bà Tá giật thót người vì một tiếng cười phát ra ngay trong căn phòng khách vắng vẻ, phá tan bầu không khí yên tĩnh, cái không gian u-tịch, im ắng, mà bà nghĩ chỉ dành cho lời cầu nguyện của riêng bà. Ngơ ngác đưa mắt nhìn quanh, bà gặp phải khuôn mặt …hắc ám của ông chồng già đang núp sau cánh cửa gỗ và đang còn há họng ra cười, hở cả mười mấy cái răng …giả. Nổi quạu, bà Tá hét toáng lên:
-Làm gì mà núp trong đó cười dữ vậy?
-Mèn đéc ơi! Bài hát “Con quì lạy Chúa trên trời” lời thơ của thi sĩ Nhất Tuấn, lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rất hay ho, tình tứ, mà bà đem sửa lời để cầu trúng số. Ha ha ha ! nghe qua nhịn cười hổng nổi.
-Cầu gì mà chả cầu, em đâu có cầu trúng gió mà mình lo.
-Bà ơi! Cầu xin cái chi cũng được, nhưng xin trúng số coi bộ không được đâu, Chúa đâu có…quỡn mà chứng giám cho mấy kẻ tham tiền như bà đây chớ, nhất là đêm nay, đêm Nô-ên, đêm Chúa sinh ra đời, Chúa đang còn bận rộn lắm!
-Chứ không phải mình có ý ganh tị? Rõ ràng từ trước đến nay ai ai cũng có quyền cầu xin Chúa ban ơn, ban phước lành kia mà, chả dzậy mà hồi còn trẻ, chúng mình đi tới đâu cũng nghe ‘con quì lạy Chuá trên trời, sao cho con lấy được người con yêu”…
-Ấy ấy, đúng rồi! người ta xin Chúa ban cho tình yêu, cái phần tâm linh, tình cảm, phần thiêng liêng, cao đẹp, chứ ai như bà đi xin Chúa cho trúng số triệu. Dỡm! đồ trần tục!
-Xí! Tình hay tiền gì cũng bắt đầu bằng chữ T thôi! Ngày xưa còn trẻ, hay bọn con nít mới lớn lên bây giờ cầu xin tình yêu là đúng rồi, còn bọn già như mình đi xin tình để …tế mồ à? Phải xin tiền để tiêu xài chứ!
-Nhưng bà hổng nghe người ta thường bảo: tiền tài hổng đem lại hạnh phúc đó sao? nhất là thứ tiền trúng số thường đem lại những chuyện xui xẻo.
-Xạo hoài! tại hổng có tiền nên nói an ủi cho đỡ tủi thân thì có, mình nhớ hồi còn bên nhà thường nghe bọn con nít nó hát vè : Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà tiến thân, là cái cân công lý. Mình nghĩ thế nào cứ tự nhiên…góp ý !
-Nhưng có nhiều tiền quá cũng… kẹt!
-Ha ha ha, chưa có tiền mà sợ bị thiên hạ làm phiền! Nhưng dù sao có tí tiền cũng đỡ khổ mình ơi! nhất là thời buổi “NGÂN QUYỀN” được đề cao tối đa.
-Dừng lại, dừng lại! bà có nói lộn không? Nhân quyền chứ sao lại Ngân quyền? Nhân quyền làm gì chen vào chuyện tiền nong của Bà?
-Nhân quyền là quyền được làm người, được đủ thứ, em đây không có khả năng bàn tới, em chỉ nói… ngân thôi, kim ngân là dzàng bạc đó mà!
-Nhưng mà!..
-Thói đời…xưa người ta thường nói : “Bần cư náo thị vô nhơn đáo, phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Rõ ràng là nếu mình giàu có thì người ta sẽ đến với mình dù ở tận trên núi đèo heo hút gió, muốn đến nhà phải leo đến bở hơi tai (ở Mỹ này đường sá lên núi được làm thẳng băng cho người giàu đi, nên chẳng ngại), vậy thì mình đừng có nhưng nhị gì ráo trọi. Nếu kỳ này mà em cầu xin được toại nguyện, rõ ràng là em đã được Chúa gọi về, ủa nói lộn, là đã được Chúa ban phước lành!
-Tiền mà lành à?
-Phải chớ! Có nhiều tiền thì em sẽ không còn lo lắng nhiều nữa, không cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không tính toán li chi, sẽ thoải mái vô cùng, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe dồi dào, da mặt hồng hào (chắc chắn phải đi sửa sắc đẹp), ăn nói sẽ ngọt ngào, được lắm kẻ mời chào, nhất là sẵn sàng giúp đỡ đồng bào…
-Nhưng bây giờ mình hổng có nhiều tiền, mình vẫn có cuộc sống ấm no, cũng giúp người khốn khổ, nhờ chịu khó làm lụng, chớ có đói rách gì đâu, đời sống cũng ổn định mà!.
-Mình chẳng chịu nhìn xa thấy rộng gì ráo trọi, ổn là ổn trong nhà mình thôi, đi làm chỉ đủ tiền trả tiền nhà, tiện điện, nước, gas, bảo hiểm, tiền xe, tiền lời…rờ đít, v…v , nhưng muốn ra khỏi cửa thì phải nhíu mày suy nghĩ, tính tóan trước sau, nếu mà mình có được nhiều tiền hơn….
-Nè nè, bộ đầu óc bà trống rỗng mọi thứ, ngoại trừ chữ…Tiền?
-Lầm to! bởi em yêu đời, yêu người, thương người như thể thương thân, nên em mới xin trúng số.
-Tui chưa hiểu hết ý bà.
-Để em nói vắn tắt, không nói chuyện xa vời về quốc gia, tổ quốc, thế giới gì ráo trọi, chỉ nói chuyện “ĐỜI SỐNG QUANH TA”, hằng ngày mình có nghe đài, đọc báo không?
-Dĩ nhiên, cái gì cũng nghe cũng biết hết, ngay cả thông báo !
-Vậy thông báo thường kêu gọi làm gì?
-Để coi…! À thông báo thường kêu gọi sự hảo tâm đóng góp (tuỳ hỉ) để cứu trợ nạn nhân bão lụt ở mọi chỗ, mọi nơi từ đất Mỹ đến tận bên xứ Phi châu xa tắp, chạy khắp trên đất nước Việt nam, rồi sắp tới đây là cho …niềm mơ ước mùa Giáng sinh (hổng biết mấy cô cậu nhỏ sống đầy đủ trên xứ Mỹ này có còn …mơ không?), rồi cho mấy người già ở quê nhà(?) cho mấy trẻ mồ côi, hổng nói tới thời gian qua góp tiền để xây đài tưởng niệm Chiến sĩ, rồi đài tưởng niệm thuyền nhân ( không biết có một số người bị xui xẻo chết ngoài biển cả đã có công gì với TỔ QUỐC ?, hay đã từng cầm súng bắn lại người Lính VNCH? Có cả những tên từng nối giáo cho giặc?), rồi đóng tiền để thuê xe đi biểu tình, góp tiền cho quĩ cộng đồng, góp tiền để xây Thánh đường, xây phòng họp của Chùa, đi tham dự “dạ vũ” để gây quĩ y-tế, để giúp quí ngài…Nghệ sĩ sắp gần đất xa trời (dù hồi đương thời thì lãnh sô…cắt cổ), rồi đi tham dự ra mắt sách phải mua ủng hộ, chưa nói đến cái quĩ cần thiết nhất là giúp Anh Em thương phế binh còn sống ngặt nghèo ở quê nhà..v…v...., ủa sao nhiều quá vậy trời, hảo tâm thì có thừa , nhưng hảo tiền làm sao cho đủ?
-Vậy sao em cầu trúng số mình lại bảo em tham tiền?
-Nhưng người ta bảo tiền trúng số không bền, bà hổng nghe câu: “tiền của làm ra để trên gác, tiền cờ bạc để ngoài sân, tiền của phù vân để trước ngõ” sao?
-Ý cha! tiền có được từ trúng số là do mình làm việc thiện từ… kiếp trước, bây giờ thừa hưởng, coi như được ông Trời ban thưởng, chớ sao lại coi như của phù vân?
Trầm ngâm một hồi lâu, bà Tá già rầu rầu lên tiếng:
-Mình ơi! Em…cầu cho trúng số, đó cũng chỉ là “niềm mơ ước mùa Giáng sinh” vậy mà. Em đây rất xót xa khi nghe người ta kêu gọi đóng góp này nọ, mà túi mình thì rỗng. Đâu phải mình hổng thương người, có con tim sắt đá? Như hiện tại có quá nhiều nạn nhân bão lụt tại nước mình, bà con mất nhà mất cửa, thiếu cả miếng ăn, phải chi em trúng số - lại trúng số, em sẽ đem một số tiền lớn về giúp cho họ, rồi em sẽ được mời làm …mạnh thường quân cho nhiều hội, nhiều cơ quan, nhiều đình đám…., Chà! Coi bộ oai dữ à nha!.
-Cái bà tào lao, bá láp! Đã giúp đỡ người mà lại cầu danh!
-Thời buổi này khó nói lắm, ngay cả trong nước mình bây giờ, có những tên chuyên “lái lợn” mà có nhiều tiền cũng có thêm quyền, hét ra lửa, mửa ra khói, cũng được người xưng tụng, huống gì…
-Ờ, mà bà nói cũng chí lý, ngẫm nghĩ cho cùng TIỀN coi dzậy mà có nhiều quyền hạn dữ à nha. Đi coi đại nhạc hội mà có nhiều tiền thì ta mua vé VIP (very important person), ((cũng có một lọai vip khác đó là… very impolite person)), làm mạnh thường quân, sẽ được ngồi sát sân khấu, được nghệ sĩ ưu ái quàng vai, chụp hình, tâm tình tuýt xuỵt, đi dự bữa cơm gây quĩ mà ủng hộ nhiều tiền là sẽ được M.C “xin cho” những tràng pháo tay không dứt ( dù có lòng mà chỉ tặng sơ vài chục tờ đồng thì chịu khó…ngồi chơi!), đi vào tổ chức, hội hè mà tặng một xấp nhiều nhiều thì được tặng danh hiệu ân nhân, góp cho nhà thờ, đền, chùa thì được bia tạc sử xanh (vàng, đồng hay bạc tùy theo số tiền đóng góp), có khi không cần biết đồng tiền đó phát xuất từ đâu (có khối anh chị làm ăn sao đó có tiền, tới đâu cũng làm …mạnh thường quân, giờ đang ngồi trong khám bóc lịch chơi đỡ buồn), Ha ha ha! vậy bà cứ tự do cầu xin trúng số!
-Ấy là mình chưa nói tới chuyện xử thế hàng ngày, chuyện quan hôn tang tế. Mình thử tính xem, nếu một tháng mà mình nhận 4 tấm thiệp mời …dự tiệc cưới, có phải tiền già mình sắp đi đong không? Nhỡ tháng nào mấy bạn già mình rủ nhau đi về trển, mình cũng phải tốn tiền đặt vòng hoa, nếu không thì bỏ vào thùng để …gây quĩ gì gì đó …
-Nhưng mình có quyền từ chối đi dự đám cưới mà!
-Nói thì dễ, nhưng khó làm. Ai cũng là bạn bè, quen biết cả, người ta …nể mình lắm, mới mời mình đến dự ngày vui của đôi trẻ để chúc trẻ trăm năm hạnh phúc ( dù rằng ít tháng hay vài năm sau bọn trẻ ca bài “đôi ngả chia ly” mà chả cho mình biết tí ti gì cả), sau đó có chút gì mừng để trẻ trang trải tiền nhà hàng cho phải phép, mà mỗi lần cứ chơi tờ trăm (giá biểu trung bình không biết phát xuất từ đâu, coi bộ càng ngày càng lạm phát), ấy là đi dự ở đại tửu lầu của Ta, chứ khách sạn Tây thì phải chi cỡ mười nhăm tờ chục, mà người lĩnh tiền già mỗi tháng cỡ năm trăm, chắc cả tuần phải nhịn ăn để chờ đi dự tiệc cưới ! Chưa nói tới tiền chi dụng cho chính bản thân.
-Cái gì, mắc chi mà bà lại…tốn tiền cho bà ?
-Thì phải sắm quần áo để đi dự tiệc chớ, hổng lẽ có cái áo mặc hoài…
-Nhiều chuyện, người ta đi dự tiệc cưới chỉ nhìn ngắm cô dâu, chú rể chứ ai quỡn đâu mà để ý đến mấy bà, mắc chi mấy người phải hao tiền tốn của để sắm sửa ?
-Nói như mình đâu có được, đần ông của mình thì một bộ đồ “Sáng nhà quàn, chiều nhà hàng” cũng chẳng ai để ý, chứ liền bà con gái tụi em thì phải khác chứ !
-Bọn trẻ thì được, chúng cần diện đẹp để tìm…đối tượng, hay đẹp lòng đức lang quân của chúng. Chứ còn mấy bà già cúp bình thiếc, miễn sao ăn mặc đàng hoàng, lịch sự là được rồi, ai mà dòm ngó mần chi !
-Già thì dành cho lão ngắm. Tuần rồi đi dự đám cưới con chị Vân-xanh (Vincent), bà Helen mặc cái váy đầm cứ như là người cá, nổi ác, ai cũng xuýt xoa, trầm trồ, khiến bà ta cứ phải đi tới đi lui hoài (chắc mỏi chân dữ ?). Ấy là chưa kể tới xâu chuỗi hột…xoài đeo sáng choang trên cổ. Đến nỗi mấy bữa sau bà “Hảo Ngọt” cứ gọi điện thoại tới nhà rủ em đi sộp (shopping).
-Để làm gì ? Ăn nhậu gì tới bà ấy ?
-Bà muốn rủ em đi tìm dùm cái đẹp hơn… cái của bà Helen.
-Tui đây cũng nghĩ lại rồi, Trời sinh đàn bà là phải đẹp, dù cỡ tuổi nào cũng phải làm đẹp cả, nhưng phài…kín đáo một chút, chớ để hở thì…kẹt cho con mắt của bàn dân thiên hạ, và cũng nhờ quí bà mà kinh tế xứ này luôn luôn phát triển, nên lắm.
Bỗng ông Tá đổi ngay đề tài.
-Sao năm nay tui không thấy bà sắm quà Nô-en cho bọn trẻ ?
Bà Tá rầu rầu :
-Tụi nhỏ nói mình lúc này làm hổng ra nhiều tiền, nên phải… kiệm ước! Dù gì tụi nó ở đây cũng quá đầy đủ, sung sướng lắm rồi. Quà cáp chỉ thêm phí phạm. Tiền mua đồ chơi nên dành để đóng góp giúp đỡ mấy Bác mấy Chú “Thương phế binh” như trước giờ nhà mình vẫn giúp, họ bây giờ già quá rồi, có được chút đỉnh để an ủi trước khi về bên kia thế giới, sẽ mỉm cười mà nghĩ rằng còn có người nghĩ đến sự hy sinh của họ từ những năm xưa. Rồi còn quyên góp cho đồng bào mình bị bão lụt ở bên nhà nữa, bao nhiêu tai ương đang đổ ụp xuống đầu những người dân lành khốn khổ, làm sao có nhiều tiền để giúp đủ cho ngần ấy người?...
-Hoan hô tụi nhỏ có ý nghĩ và việc làm tốt, hoan hô bà già trầu. Chừng nào …trúng số thì mới xài sang, giờ thì hãy liệu cơm gắp mắm, giúp ai được chuyện gì trong khả năng của mình, mà thấy “thực tế”, đến tận tay người nhận thì nên giúp. Đêm nay là đêm Chúa sinh ra đời, hãy chấp tay nguyện cầu:
“ Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bằng an dưới thế cho người thiện tâm!”
Bà Tá già quay vào nhà trong…uống nước, bỗng nghe tiếng rên rỉ của ông chồng từ ngoài phòng khách vọng vào:
“Chừng nào qua chết đi, em tiễn đưa qua tận dưới mồ, nghe dặn lời: Rằng có cúng thì đừng mần gà , rằng có cúng thì đừng mời thầy , đừng … xài phí tiền , nghe em” !!!
Con quì lạy Chúa trên trời
Sao cho con …trúng được vài triệu thôi!
Là con mãn nguyện lắm rồi,
Từ nay con sẽ không phiền Ngài Chúa ơi!
Tấm lòng thành con van nài,
Giúp con thêm tí… tiền xài Chúa ơi!,
Nhiều thứ phải chi quá trời,
Không tiền sao đáp ứng nổi lời mời …Chúa ơi! Chúa ơi!
-Ha ha ha !...Ha ha ha!
Bà Tá giật thót người vì một tiếng cười phát ra ngay trong căn phòng khách vắng vẻ, phá tan bầu không khí yên tĩnh, cái không gian u-tịch, im ắng, mà bà nghĩ chỉ dành cho lời cầu nguyện của riêng bà. Ngơ ngác đưa mắt nhìn quanh, bà gặp phải khuôn mặt …hắc ám của ông chồng già đang núp sau cánh cửa gỗ và đang còn há họng ra cười, hở cả mười mấy cái răng …giả. Nổi quạu, bà Tá hét toáng lên:
-Làm gì mà núp trong đó cười dữ vậy?
-Mèn đéc ơi! Bài hát “Con quì lạy Chúa trên trời” lời thơ của thi sĩ Nhất Tuấn, lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rất hay ho, tình tứ, mà bà đem sửa lời để cầu trúng số. Ha ha ha ! nghe qua nhịn cười hổng nổi.
-Cầu gì mà chả cầu, em đâu có cầu trúng gió mà mình lo.
-Bà ơi! Cầu xin cái chi cũng được, nhưng xin trúng số coi bộ không được đâu, Chúa đâu có…quỡn mà chứng giám cho mấy kẻ tham tiền như bà đây chớ, nhất là đêm nay, đêm Nô-ên, đêm Chúa sinh ra đời, Chúa đang còn bận rộn lắm!
-Chứ không phải mình có ý ganh tị? Rõ ràng từ trước đến nay ai ai cũng có quyền cầu xin Chúa ban ơn, ban phước lành kia mà, chả dzậy mà hồi còn trẻ, chúng mình đi tới đâu cũng nghe ‘con quì lạy Chuá trên trời, sao cho con lấy được người con yêu”…
-Ấy ấy, đúng rồi! người ta xin Chúa ban cho tình yêu, cái phần tâm linh, tình cảm, phần thiêng liêng, cao đẹp, chứ ai như bà đi xin Chúa cho trúng số triệu. Dỡm! đồ trần tục!
-Xí! Tình hay tiền gì cũng bắt đầu bằng chữ T thôi! Ngày xưa còn trẻ, hay bọn con nít mới lớn lên bây giờ cầu xin tình yêu là đúng rồi, còn bọn già như mình đi xin tình để …tế mồ à? Phải xin tiền để tiêu xài chứ!
-Nhưng bà hổng nghe người ta thường bảo: tiền tài hổng đem lại hạnh phúc đó sao? nhất là thứ tiền trúng số thường đem lại những chuyện xui xẻo.
-Xạo hoài! tại hổng có tiền nên nói an ủi cho đỡ tủi thân thì có, mình nhớ hồi còn bên nhà thường nghe bọn con nít nó hát vè : Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà tiến thân, là cái cân công lý. Mình nghĩ thế nào cứ tự nhiên…góp ý !
-Nhưng có nhiều tiền quá cũng… kẹt!
-Ha ha ha, chưa có tiền mà sợ bị thiên hạ làm phiền! Nhưng dù sao có tí tiền cũng đỡ khổ mình ơi! nhất là thời buổi “NGÂN QUYỀN” được đề cao tối đa.
-Dừng lại, dừng lại! bà có nói lộn không? Nhân quyền chứ sao lại Ngân quyền? Nhân quyền làm gì chen vào chuyện tiền nong của Bà?
-Nhân quyền là quyền được làm người, được đủ thứ, em đây không có khả năng bàn tới, em chỉ nói… ngân thôi, kim ngân là dzàng bạc đó mà!
-Nhưng mà!..
-Thói đời…xưa người ta thường nói : “Bần cư náo thị vô nhơn đáo, phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Rõ ràng là nếu mình giàu có thì người ta sẽ đến với mình dù ở tận trên núi đèo heo hút gió, muốn đến nhà phải leo đến bở hơi tai (ở Mỹ này đường sá lên núi được làm thẳng băng cho người giàu đi, nên chẳng ngại), vậy thì mình đừng có nhưng nhị gì ráo trọi. Nếu kỳ này mà em cầu xin được toại nguyện, rõ ràng là em đã được Chúa gọi về, ủa nói lộn, là đã được Chúa ban phước lành!
-Tiền mà lành à?
-Phải chớ! Có nhiều tiền thì em sẽ không còn lo lắng nhiều nữa, không cảm thấy bứt rứt, khó chịu, không tính toán li chi, sẽ thoải mái vô cùng, ăn ngon, ngủ yên, sức khỏe dồi dào, da mặt hồng hào (chắc chắn phải đi sửa sắc đẹp), ăn nói sẽ ngọt ngào, được lắm kẻ mời chào, nhất là sẵn sàng giúp đỡ đồng bào…
-Nhưng bây giờ mình hổng có nhiều tiền, mình vẫn có cuộc sống ấm no, cũng giúp người khốn khổ, nhờ chịu khó làm lụng, chớ có đói rách gì đâu, đời sống cũng ổn định mà!.
-Mình chẳng chịu nhìn xa thấy rộng gì ráo trọi, ổn là ổn trong nhà mình thôi, đi làm chỉ đủ tiền trả tiền nhà, tiện điện, nước, gas, bảo hiểm, tiền xe, tiền lời…rờ đít, v…v , nhưng muốn ra khỏi cửa thì phải nhíu mày suy nghĩ, tính tóan trước sau, nếu mà mình có được nhiều tiền hơn….
-Nè nè, bộ đầu óc bà trống rỗng mọi thứ, ngoại trừ chữ…Tiền?
-Lầm to! bởi em yêu đời, yêu người, thương người như thể thương thân, nên em mới xin trúng số.
-Tui chưa hiểu hết ý bà.
-Để em nói vắn tắt, không nói chuyện xa vời về quốc gia, tổ quốc, thế giới gì ráo trọi, chỉ nói chuyện “ĐỜI SỐNG QUANH TA”, hằng ngày mình có nghe đài, đọc báo không?
-Dĩ nhiên, cái gì cũng nghe cũng biết hết, ngay cả thông báo !
-Vậy thông báo thường kêu gọi làm gì?
-Để coi…! À thông báo thường kêu gọi sự hảo tâm đóng góp (tuỳ hỉ) để cứu trợ nạn nhân bão lụt ở mọi chỗ, mọi nơi từ đất Mỹ đến tận bên xứ Phi châu xa tắp, chạy khắp trên đất nước Việt nam, rồi sắp tới đây là cho …niềm mơ ước mùa Giáng sinh (hổng biết mấy cô cậu nhỏ sống đầy đủ trên xứ Mỹ này có còn …mơ không?), rồi cho mấy người già ở quê nhà(?) cho mấy trẻ mồ côi, hổng nói tới thời gian qua góp tiền để xây đài tưởng niệm Chiến sĩ, rồi đài tưởng niệm thuyền nhân ( không biết có một số người bị xui xẻo chết ngoài biển cả đã có công gì với TỔ QUỐC ?, hay đã từng cầm súng bắn lại người Lính VNCH? Có cả những tên từng nối giáo cho giặc?), rồi đóng tiền để thuê xe đi biểu tình, góp tiền cho quĩ cộng đồng, góp tiền để xây Thánh đường, xây phòng họp của Chùa, đi tham dự “dạ vũ” để gây quĩ y-tế, để giúp quí ngài…Nghệ sĩ sắp gần đất xa trời (dù hồi đương thời thì lãnh sô…cắt cổ), rồi đi tham dự ra mắt sách phải mua ủng hộ, chưa nói đến cái quĩ cần thiết nhất là giúp Anh Em thương phế binh còn sống ngặt nghèo ở quê nhà..v…v...., ủa sao nhiều quá vậy trời, hảo tâm thì có thừa , nhưng hảo tiền làm sao cho đủ?
-Vậy sao em cầu trúng số mình lại bảo em tham tiền?
-Nhưng người ta bảo tiền trúng số không bền, bà hổng nghe câu: “tiền của làm ra để trên gác, tiền cờ bạc để ngoài sân, tiền của phù vân để trước ngõ” sao?
-Ý cha! tiền có được từ trúng số là do mình làm việc thiện từ… kiếp trước, bây giờ thừa hưởng, coi như được ông Trời ban thưởng, chớ sao lại coi như của phù vân?
Trầm ngâm một hồi lâu, bà Tá già rầu rầu lên tiếng:
-Mình ơi! Em…cầu cho trúng số, đó cũng chỉ là “niềm mơ ước mùa Giáng sinh” vậy mà. Em đây rất xót xa khi nghe người ta kêu gọi đóng góp này nọ, mà túi mình thì rỗng. Đâu phải mình hổng thương người, có con tim sắt đá? Như hiện tại có quá nhiều nạn nhân bão lụt tại nước mình, bà con mất nhà mất cửa, thiếu cả miếng ăn, phải chi em trúng số - lại trúng số, em sẽ đem một số tiền lớn về giúp cho họ, rồi em sẽ được mời làm …mạnh thường quân cho nhiều hội, nhiều cơ quan, nhiều đình đám…., Chà! Coi bộ oai dữ à nha!.
-Cái bà tào lao, bá láp! Đã giúp đỡ người mà lại cầu danh!
-Thời buổi này khó nói lắm, ngay cả trong nước mình bây giờ, có những tên chuyên “lái lợn” mà có nhiều tiền cũng có thêm quyền, hét ra lửa, mửa ra khói, cũng được người xưng tụng, huống gì…
-Ờ, mà bà nói cũng chí lý, ngẫm nghĩ cho cùng TIỀN coi dzậy mà có nhiều quyền hạn dữ à nha. Đi coi đại nhạc hội mà có nhiều tiền thì ta mua vé VIP (very important person), ((cũng có một lọai vip khác đó là… very impolite person)), làm mạnh thường quân, sẽ được ngồi sát sân khấu, được nghệ sĩ ưu ái quàng vai, chụp hình, tâm tình tuýt xuỵt, đi dự bữa cơm gây quĩ mà ủng hộ nhiều tiền là sẽ được M.C “xin cho” những tràng pháo tay không dứt ( dù có lòng mà chỉ tặng sơ vài chục tờ đồng thì chịu khó…ngồi chơi!), đi vào tổ chức, hội hè mà tặng một xấp nhiều nhiều thì được tặng danh hiệu ân nhân, góp cho nhà thờ, đền, chùa thì được bia tạc sử xanh (vàng, đồng hay bạc tùy theo số tiền đóng góp), có khi không cần biết đồng tiền đó phát xuất từ đâu (có khối anh chị làm ăn sao đó có tiền, tới đâu cũng làm …mạnh thường quân, giờ đang ngồi trong khám bóc lịch chơi đỡ buồn), Ha ha ha! vậy bà cứ tự do cầu xin trúng số!
-Ấy là mình chưa nói tới chuyện xử thế hàng ngày, chuyện quan hôn tang tế. Mình thử tính xem, nếu một tháng mà mình nhận 4 tấm thiệp mời …dự tiệc cưới, có phải tiền già mình sắp đi đong không? Nhỡ tháng nào mấy bạn già mình rủ nhau đi về trển, mình cũng phải tốn tiền đặt vòng hoa, nếu không thì bỏ vào thùng để …gây quĩ gì gì đó …
-Nhưng mình có quyền từ chối đi dự đám cưới mà!
-Nói thì dễ, nhưng khó làm. Ai cũng là bạn bè, quen biết cả, người ta …nể mình lắm, mới mời mình đến dự ngày vui của đôi trẻ để chúc trẻ trăm năm hạnh phúc ( dù rằng ít tháng hay vài năm sau bọn trẻ ca bài “đôi ngả chia ly” mà chả cho mình biết tí ti gì cả), sau đó có chút gì mừng để trẻ trang trải tiền nhà hàng cho phải phép, mà mỗi lần cứ chơi tờ trăm (giá biểu trung bình không biết phát xuất từ đâu, coi bộ càng ngày càng lạm phát), ấy là đi dự ở đại tửu lầu của Ta, chứ khách sạn Tây thì phải chi cỡ mười nhăm tờ chục, mà người lĩnh tiền già mỗi tháng cỡ năm trăm, chắc cả tuần phải nhịn ăn để chờ đi dự tiệc cưới ! Chưa nói tới tiền chi dụng cho chính bản thân.
-Cái gì, mắc chi mà bà lại…tốn tiền cho bà ?
-Thì phải sắm quần áo để đi dự tiệc chớ, hổng lẽ có cái áo mặc hoài…
-Nhiều chuyện, người ta đi dự tiệc cưới chỉ nhìn ngắm cô dâu, chú rể chứ ai quỡn đâu mà để ý đến mấy bà, mắc chi mấy người phải hao tiền tốn của để sắm sửa ?
-Nói như mình đâu có được, đần ông của mình thì một bộ đồ “Sáng nhà quàn, chiều nhà hàng” cũng chẳng ai để ý, chứ liền bà con gái tụi em thì phải khác chứ !
-Bọn trẻ thì được, chúng cần diện đẹp để tìm…đối tượng, hay đẹp lòng đức lang quân của chúng. Chứ còn mấy bà già cúp bình thiếc, miễn sao ăn mặc đàng hoàng, lịch sự là được rồi, ai mà dòm ngó mần chi !
-Già thì dành cho lão ngắm. Tuần rồi đi dự đám cưới con chị Vân-xanh (Vincent), bà Helen mặc cái váy đầm cứ như là người cá, nổi ác, ai cũng xuýt xoa, trầm trồ, khiến bà ta cứ phải đi tới đi lui hoài (chắc mỏi chân dữ ?). Ấy là chưa kể tới xâu chuỗi hột…xoài đeo sáng choang trên cổ. Đến nỗi mấy bữa sau bà “Hảo Ngọt” cứ gọi điện thoại tới nhà rủ em đi sộp (shopping).
-Để làm gì ? Ăn nhậu gì tới bà ấy ?
-Bà muốn rủ em đi tìm dùm cái đẹp hơn… cái của bà Helen.
-Tui đây cũng nghĩ lại rồi, Trời sinh đàn bà là phải đẹp, dù cỡ tuổi nào cũng phải làm đẹp cả, nhưng phài…kín đáo một chút, chớ để hở thì…kẹt cho con mắt của bàn dân thiên hạ, và cũng nhờ quí bà mà kinh tế xứ này luôn luôn phát triển, nên lắm.
Bỗng ông Tá đổi ngay đề tài.
-Sao năm nay tui không thấy bà sắm quà Nô-en cho bọn trẻ ?
Bà Tá rầu rầu :
-Tụi nhỏ nói mình lúc này làm hổng ra nhiều tiền, nên phải… kiệm ước! Dù gì tụi nó ở đây cũng quá đầy đủ, sung sướng lắm rồi. Quà cáp chỉ thêm phí phạm. Tiền mua đồ chơi nên dành để đóng góp giúp đỡ mấy Bác mấy Chú “Thương phế binh” như trước giờ nhà mình vẫn giúp, họ bây giờ già quá rồi, có được chút đỉnh để an ủi trước khi về bên kia thế giới, sẽ mỉm cười mà nghĩ rằng còn có người nghĩ đến sự hy sinh của họ từ những năm xưa. Rồi còn quyên góp cho đồng bào mình bị bão lụt ở bên nhà nữa, bao nhiêu tai ương đang đổ ụp xuống đầu những người dân lành khốn khổ, làm sao có nhiều tiền để giúp đủ cho ngần ấy người?...
-Hoan hô tụi nhỏ có ý nghĩ và việc làm tốt, hoan hô bà già trầu. Chừng nào …trúng số thì mới xài sang, giờ thì hãy liệu cơm gắp mắm, giúp ai được chuyện gì trong khả năng của mình, mà thấy “thực tế”, đến tận tay người nhận thì nên giúp. Đêm nay là đêm Chúa sinh ra đời, hãy chấp tay nguyện cầu:
“ Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bằng an dưới thế cho người thiện tâm!”
Bà Tá già quay vào nhà trong…uống nước, bỗng nghe tiếng rên rỉ của ông chồng từ ngoài phòng khách vọng vào:
“Chừng nào qua chết đi, em tiễn đưa qua tận dưới mồ, nghe dặn lời: Rằng có cúng thì đừng mần gà , rằng có cúng thì đừng mời thầy , đừng … xài phí tiền , nghe em” !!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)